Mức độ nguy hiểm của dịch cúm A H1N1

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Dịch cúm A H1N1 là một trong những dịch bệnh nguy hiểm phổ biến. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm được các thông tin về cúm A H1N1 và chủ động phòng ngừa, bạn nhé!

1. Dịch cúm A H1N1 nguy hiểm như thế nào?

Cúm A H1N1 là loại virus cúm có khả năng lây lan từ người sang người. Tên gọi H1N1 xuất phát từ các protein kháng nguyên trên vỏ virus bao gồm hemagglutinin nhóm 1 (H1) và neuraminidase nhóm 1 (N1).

Virus cúm A H1N1 bắt nguồn từ lợn

Virus cúm A H1N1 bắt nguồn từ lợn

Trước đây, người ta từng gọi chủng cúm này là “cúm lợn” vì nhiều nhà khoa học cho rằng nó bắt nguồn từ lợn. Tuy nhiên, thực tế virus được hợp thành từ nhiều nguồn virus khác nhau như lợn, chim, người… và gây bệnh cúm ở người. Bệnh xuất hiện theo mùa và rất dễ lây lan trong cộng đồng.

Dịch cúm A H1N1 được phát hiện lần đầu tiên tại Mexico vào tháng 3/2009. Cúm A H1N1 từng được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch ở cấp độ 6 (cấp độ dịch bệnh cao nhất) và tuyên bố đại dịch cúm có quy mô toàn cầu.

Đến nay, cúm A H1N1 vẫn tiếp tục lưu hành và gây bệnh trên toàn thế giới dưới dạng cúm mùa, khiến vô số ca bệnh phải nhập viện và thậm chí tử vong hàng năm. Đặc biệt, tại khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, chủng cúm A H1N1 và một số biến thể cúm đã có xu hướng tái bùng phát mạnh mẽ từ năm 2018. Vì vậy, người dân cần cảnh giác với cúm A H1N1 và nên có những biện pháp ngừa bệnh và sẵn sàng ứng phó.

2. Đường lây truyền của dịch cúm A H1N1

Virus cúm A H1N1 có thể tồn tại lên tới 24-48 giờ ngoài môi trường như trên các bề mặt, bàn, ghế, tủ,… hay tồn tại cả trong quần áo khoảng 8-12h và duy trì trong lòng bàn tay được khoảng 5 phút. Thậm chí, với nhiệt độ -20 độ C và đông khô, cúm A H1N1 có thể tồn tại cả năm.

Virus này có thể sống lâu trong môi trường nước, khoảng 4 ngày ở nhiệt độ 22 độ C và sống được tới vài tuần ở nhiệt độ 0-4 độ C. Vì vậy mà các đồ bơi hay điểm bơi lội đông đúc có thể là môi trường thuận lợi để virus cúm A H1N1 sinh sôi và nảy nở, đặc biệt là vào thời tiết mưa nhiều, điều kiên thiếu ánh nắng và độ ẩm thấp.

Virus cúm A H1N1 được phát hiện lần đầu tiên trên lợn, tuy nhiên chủng virus này có khả năng lây truyền từ người sang người rất mạnh và tấn công mạnh vào phổi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dịch cúm A H1N1 có thể lây lan thông qua:

– Hít phải không khí có chứa dịch tiết của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, sổ mũi.

– Tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật có chứa virus như bàn, cốc, khăn,… rồi đưa tay lên miệng cũng như mắt và mũi.

– Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua giao tiếp, tiếp xúc thân thể trong vòng 7 ngày kể từ khi có triệu chứng. Nguy cơ lây nhiễm cao hơn ở đông người như công viên, lễ hội.

3. Triệu chứng bệnh

Theo các chuyên gia y tế, người nhiễm cúm A H1N1 thường có các triệu chứng tương tự cúm thông thường nhưng có một số đặc điểm sau:

– Sốt đột ngột cao trên 38 độ C kèm theo cảm giác ớn lạnh.

– Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau cơ toàn thân, ăn kém, suy nhược.

– Ho khan, đau họng và viêm họng.

– Hắt hơi, sổ mũi, khó thở và nghẹt mũi.

– Nôn mửa và tiêu chảy.

Cúm A H1N1 có nhiều triệu chứng tương tự bệnh cúm thông thường

Cúm A H1N1 có nhiều triệu chứng tương tự bệnh cúm thông thường

Các triệu chứng có thể dịu dần sau 2-5 ngày hoặc kéo dài tối đa 7 ngày. Người bệnh cúm thường sốt 2-5 ngày trong khi các bệnh đường hô hấp khác sốt dưới 2 ngày. Người bệnh cần phân biệt cúm và cảm lạnh để điều trị kịp thời.

4. Biến chứng của bệnh cúm A H1N1

Khác với cúm mùa thông thường chỉ tác động lên các tế bào ở phần trên của hệ hô hấp, cúm A H1N1 có thể xâm nhập sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng của cúm A H1N1 bao gồm:

– Suy hô hấp cấp: xuất hiện khi người bệnh có các triệu chứng lâm sàng như khó thở, thiếu oxy, nhịp tim nhanh, thở nhanh và có dấu hiệu tổn thương phổi. Có thể kèm theo một số biến chứng nghiêm trọng như suy thận, sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.

– Gây hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính: Trong một số trường hợp hiếm, cúm A H1N1 có thể gây ra hoặc làm suy yếu hơn các bệnh mạn tính như suy gan, các bệnh về tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, COPD.

– Ngoài ra, cúm A H1N1 cũng có thể gây ra các biến chứng khác như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng tai.

– Phụ nữ mang thai có nguy cơ biến chứng cúm A H1N1 cao hơn so với những người bình thường. Tỷ lệ tử vong trong nhóm này cũng cao hơn do hệ miễn dịch của mẹ bầu kém, dễ bị virus tấn công.

Do đó, phụ nữ mang thai không nên coi thường cúm và nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu có các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, đau ngực… để được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt, việc tiêm ngừa vắc xin cúm trước khi có ý định mang thai là rất quan trọng, tốt nhất là ít nhất 3 tháng và tối thiểu 1 tháng.

5. Cách ngăn ngừa dịch cúm A H1N1

Để ngăn chặn dịch cúm A H1N1, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên tuân thủ những biện pháp sau đây:

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và tránh chạm tay vào mắt và mũi. Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay, khuỷu tay. Sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh đường mũi, họng và mắt hàng ngày.

– Vệ sinh và lau sạch các bề mặt và vật dụng tiếp xúc hàng ngày bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Hãy thông thoáng không gian sống, lớp học và nơi làm việc bằng cách mở cửa.

– Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, ăn uống đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng lúc và kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm virus cúm và bảo vệ cơ thể.

– Các đối tượng có nguy cơ cao như người mắc bệnh mãn tính, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh cúm hoặc có triệu chứng cúm.

– Đặc biệt, hãy chủ động tiêm chủng vắc xin cúm đầy đủ theo lịch tiêm và tiêm nhắc lại hàng năm. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ cơ thể trẻ em và người lớn khỏi bệnh cúm.

Việc tiêm vắc xin ngừa cúm giúp đẩy lùi được dịch bệnh cúm A H1N1 trong cộng đồng

Việc tiêm vắc xin ngừa cúm giúp đẩy lùi được dịch bệnh cúm A H1N1 trong cộng đồng

Các loại vắc xin ngừa virus cúm mùa hiệu quả đang có mặt tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI bao gồm: Influvac Tetra (Hà Lan), Vaxigrip Tetra (Pháp), GC Flu (Hàn Quốc) và Ivacflu-S (Việt Nam). Mọi độ tuổi, bắt đầu từ trẻ em 6 tháng tuổi trở lên đến người lớn, người già, đặc biệt là các nhóm có nguy cơ gặp biến chứng cao đều đươc khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm.

Việc tiêm vắc xin ngừa cúm không chỉ giúp đẩy lùi được dịch cúm A H1N1 trong cộng đồng mà còn đồng thời ngừa được một số chủng cúm khác. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin còn giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện và hạn chế các rủi ro do biến chứng của các bệnh cúm mùa gây ra ở người.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bạn thông tin về mức độ nguy hiểm của dịch cúm A H1N1 và các thông tin liên quan. Để được chủng ngừa an toàn và tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm chủng vắc xin cúm, liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital