Lỵ trực trùng ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Lỵ trực trùng còn được gọi là lỵ trực khuẩn do trực khuẩn shigellan gây ra. Trên toàn thế giới mỗi năm có khoảng 600.000 bệnh nhân tử vong do lỵ trực khuẩn shigella,  2/3 số ca mắc và tử vong là ở trẻ em dưới 10 tuổi. Lỵ trực trùng ở trẻ em thường gây ra những triệu chứng như: đau quặn bụng, mót rặn và tiêu chảy trên chục lần/ngày.

Lỵ là một bệnh lưu hành trên toàn thế giới, đặc biệt phát triển mạnh ở những nơi đông người, môi trường không đảm bảo vệ sinh như: trại tị nạn, trại mồ côi, vùng bị thiên tại bão lũ , trung tâm nuôi dưỡng trẻ,.. Ở nước ta bệnh chủ yếu bùng nổ vào những tháng hè nắng nóng và thời điểm mưa nhiều.

Lỵ trực tràng ở xảy ra chủ yếu ở trẻ em, phát triển mạnh ở những nơi đông dân cư vệ sinh kém, các vùng sau thảm họa thiên tai bão lũ,...

Lỵ trực tràng ở xảy ra chủ yếu ở trẻ em, phát triển mạnh ở những nơi đông dân cư vệ sinh kém, các vùng sau thảm họa thiên tai bão lũ,…

Bệnh có thể lây lan trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe hoặc lây nhiễm gián tiếp do tay bị nhiễm khuẩn hoặc lây gián tiếp từ các vật trung gian truyền bệnh như: ruồi nhặng, gián. …

Theo thống kê mỗi năm trên thế giới có khoảng 600.000 bệnh nhân tử vong do lỵ trực khuẩn và tới 2/3 số ca mắc và tử vong là ở trẻ em dưới 10 tuổi và ít gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Triệu chứng khi trẻ bị lỵ trực tràng

Vì lỵ trực trùng có thời gian ủ bệnh lâu, có trường hợp trong khoảng 1-2 ngày đã có những triệu chứng của bệnh nhưng cũng có nhiều trường hợp phải đến  7 ngày mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Mức độ nặng nhẹ ở mỗi người có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng đối tượng, các triệu chứng thường thấy bao gồm:

  • Đau bụng từng cơn
  • Đi đại tiện nhiều lần: nhẹ thì 10-15 lần /ngày lúc đầu phân lỏng về sau nhớt nhầy, mủ); nặng thì đau quặn bụng từng cơn và đi ngoài 30-40 lần /ngày, phân toàn máu, nhớt nhầy; càng về sau lượng phân càng ít
  • Trẻ buồn nôn và nôn nhiều
  • Trẻ bị lỵ trực khuẩn tấn công cơ thể mệt mỏi do bị mất nhiều nước
  • Trẻ bỏ ăn hoặc ăn ít, quấy khóc do khó chịu
  • Trẻ sốt cao 39- 40 độ, kèm ớn lạnh
  • Môi trẻ bị khô, lưỡi vàng nâu
Trẻ bị lỵ trực tràng thường sốt cao 39- 40 độ, kèm ớn lạnh

Trẻ bị lỵ trực tràng thường sốt cao 39- 40 độ, kèm ớn lạnh, người mệt mỏi

Các biến chứng có thể xảy ra

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng là biến chứng phổ biến nhất ở trẻ
  • Mất nước và hạ Natri máu dễ dẫn đến việc trẻ bị suy thận
  • Vãng khuẩn huyết: 20-50 trẻ mắc biến chứng này có thể bị tử vong, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi có thể trạng ốm yếu, suy dinh dưỡng.
  • Hội chứng huyết tán tăng urê máu
  • Thần kinh: trẻ có thể bị co giật, viêm màng não mủ …
  • Sa trực tràng

Điều trị lỵ trực tràng ở trẻ em

Khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ bị lỵ trực tràng cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để có cách điều trị phù hợp. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tự mua thuốc về điều trị cho trẻ, tránh trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, điều trị phức tạp.

  • Thường các bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc kháng sinh uống trong 5 ngày như: Cotrimoxazole, Nalidixic acid, nhóm quinolone, nhóm Cephalosporin thế hệ 3 như Ceftriaxone, …
  • Các bác sĩ sẽ đánh giá dấu hiệu mất nước của từng trường hợp, từ đó có kế hoạch bù nước điện giải cho trẻ theo từng độ mất nước, chống rối loạn thăng bằng toan kiềm
  • Chế độ dinh dưỡng của trẻ phải đảm bảo đủ chất nhưng dễ tiêu hóa, không cho trẻ ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hay xơ bã khó tiêu. Nên chia nhỏ các bữa ăn ra, không cho trẻ ăn nhiều một lúc, nếu trẻ đang bú mẹ thì vẫn chi mẹ bú bình thường.

Sau 2 ngày điều trị bằng kháng sinh được bác sĩ kê đơn mà trẻ không có biểu hiện thuyên giảm cần cho trẻ khám lại và đổi thuốc điều trị.

Phòng ngừa bệnh lỵ trực tràng ở trẻ em

Bệnh lỵ có thể được phòng ngừa hữu hiệu với những việc sau:

  • Khuyến khích cho trẻ nhỏ bú mẹ tới ít nhất 2 năm tuổi
  • Cho trẻ ăn dặm đúng cách
  • Đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi
Cho trẻ ăn dặm đúng cách, đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi

Cho trẻ ăn dặm đúng cách, đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi

  • Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, diệt trừ các vật trung gian truyền bệnh như ruồi, nhặng, gián,…
  • Rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với người bệnh hay đồ đạc của người bệnh
  • Không dùng chung đồ đạc với người mắc lỵ trực khuẩn
  • Xử lý phân thải của người bệnh đúng cách
  • Cách ly người bệnh 10-15 ngày

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital