Lưu ý cần biết vắc xin cúm tiêm khi đang mang thai có an toàn không

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Thời tiết giao mùa là thời điểm mẹ bầu luôn lo ngại bản thân bị mắc bệnh cảm cúm. Thông thường, cảm cúm có thể tự khỏi đối với người bình thường. Nhưng người mang thai, cúm lại là bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, tiêm vắc xin cúm là giải pháp quan trọng. Vậy vắc xin cúm tiêm khi đang mang thai có an toàn?

1. Thời điểm “vàng” để phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm vắc xin cúm

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, việc tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp chủ động nhất. Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ trở nên yếu hơn và khả năng chống lại bệnh tật cũng giảm đi. Nếu sức khỏe của mẹ không được đảm bảo, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Một số bệnh như rubella, sởi, quai bị… mắc phải trong 3 tháng đầu thai kỳ có nhiều nguy cơ để lại những ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

vắc xin cúm tiêm khi đang mang thai có an toàn

Vắc xin cúm là mũi tiêm quan trọng mà các chị em phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai nên cân nhắc tiêm sớm

Sức khỏe yếu dẫn đến các vấn đề như chán ăn, ăn không ngon, tâm trạng lo lắng, và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi. Khi sinh con, trẻ có thể bị nhẹ cân, đề kháng kém, chậm phát triển, và nhiều vấn đề khác.

Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai khó điều trị hơn so với phụ nữ không mang thai, và bệnh có thể kéo dài. Đặc biệt, khi mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ, tồn tại nguy cơ gây dị tật cho thai nhi. Vì vậy, trước khi mang thai, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh cúm.

Theo khuyến cáo, phụ nữ nên có kế hoạch sinh nở từ trước để chủ động tiêm chủng các vắc xin đảm bảo 1 hành trình thai kì thuận lợi hơn. Trong đó, vắc xin cúm mùa nên tiêm trước thời điểm mang thai ít nhất 1 tháng. Tuy nhiên nếu chị em tiêm xong vắc xin cúm và lỡ kế hoạch có thai khi chưa đủ thời gian 1 tháng kể từ khi tiêm vắc xin cúm cũng không nên quá lo lắng.

Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ở phần sau bài viết xem vắc xin cúm tiêm khi mang thai có an toàn không?

2. Vắc xin cúm tiêm khi mang thai có an toàn không? 

Vắc xin phòng cúm là an toàn, do đó việc tiêm cúm không gây ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi, thậm chí còn có lợi bởi nó tạo ra kháng thể có lợi truyền qua cơ chế nhau thai. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu tiêm vắc xin cúm trước hoặc trong khi mang thai đều có lợi cho trẻ sinh ra sau này.

Trẻ sơ sinh khi đủ 6 tháng tuổi mới đủ tuổi tiêm chủng vắc xin cúm. Vì thế mẹ đừng bỏ qua mũi tiêm quan trọng này để cả mẹ và con đều có 1 sức khỏe được bảo vệ tối đa.

Vắc xin phòng cúm có thể được tiêm trước và trong suốt thai kỳ. Hiện tại có 2 loại vắc xin cúm được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai mà không ảnh hưởng sức khỏe bao gồm: Vaxigrip tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan). Trước khi tiêm phòng, bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn và chỉ định việc tiêm phòng phù hợp với từng trường hợp mẹ bầu.

3. Vắc xin cúm hoạt động trong cơ thể như thế nào?

Vắc xin cúm hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của bạn để sản xuất kháng thể chống lại vi rút cúm. Những kháng thể này không bị mất đi mà duy trì trong huyết thanh máu. Khi gặp phải vi rút cúm, kháng thể sẽ nhận biết và đánh dấu nó, sau đó kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt vi rút ngay lập tức trước khi gây ra triệu chứng bệnh.

Vắc xin cúm giúp sản sinh ra các kháng nguyên chống lại vi rút gây bệnh trước khi nó biểu hiện ra thành triệu chứng bên ngoài

Vắc xin cúm giúp sản sinh ra các kháng nguyên chống lại vi rút gây bệnh trước khi nó biểu hiện ra thành triệu chứng bên ngoài

Đây cũng là cơ chế thường thấy của nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác. Hiểu rõ được cơ chế hoạt động của vắc xin cúm giúp cho mẹ bầu và những chị em phụ nữ chuẩn bị mang thai thêm phần yên tâm về độ an toàn và khả năng bảo vệ cơ thể của thuốc.

4. Thời điểm vắc xin cúm có tác dụng với hệ miễn dịch 

Bên cạnh vấn đề vắc xin cúm tiêm khi đang mang thai có an toàn hay không thì thời gian tiêm vắc xin cúm và khi nào nó có tác dụng là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm trước khi quyết định tiêm phòng.

Hiệu lực của vắc xin cúm không xuất hiện ngay lập tức, mà thường mất khoảng 2 – 3 tuần sau khi tiêm để bắt đầu có tác dụng bảo vệ chống lại một số loại vi rút cúm trong mùa cúm đó. Do thời gian hiệu lực của vắc xin thường tương đối chậm, việc xác định thời điểm tiêm phòng cúm đúng cách là rất quan trọng.

Vì thế, ngay sau tiêm vắc xin cho đến khi vắc xin có tác động bảo vệ cơ thể, bạn vẫn có thể bị nhiễm cúm như bình thường. Đồng thời, vắc xin chỉ có thể bảo vệ bạn khỏi 1 số chủng vi rút cúm phổ biến ở thời điểm tiêm, vì thế nếu bạn bị lây nhiễm chủng vi rút khác không có trong vắc xin thì vẫn sẽ bị bệnh.

5. Mẹ bầu bị cúm có tiêm vắc xin được không? 

Trong trường hợp đang mắc cúm, tốt nhất là không nên tiêm phòng vắc xin cúm. Để đạt hiệu quả tốt nhất, vắc xin cần được tiêm khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh. Ngoài ra, việc tiêm phòng trong khi đang mắc cúm có thể gây ra những biến chứng không mong muốn.

Ngoài trường hợp đang mắc cúm, còn có một số trường hợp không nên tiêm phòng vắc xin cúm, bao gồm:

– Đã có phản ứng dị ứng với lần tiêm chủng vắc xin cúm trước đây.

Mẹ bầu hoàn toàn có thể tiêm vắc xin cúm ở thời điểm 3 tháng giữa thai kì trở đi

Mẹ bầu hoàn toàn có thể tiêm vắc xin cúm ở thời điểm 3 tháng giữa thai kì trở đi

– Người đang mang thai 3 tháng đầu nên hỏi rõ ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm chủng.

– Người bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh nhiễm trùng cấp, bị sốt.

– Người đang mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV,.. cũng không nên tiêm vắc xin phòng cúm mùa.

Đối với những trường hợp này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định liệu việc tiêm phòng cúm có phù hợp và an toàn hay không.

6. Bao lâu nên nhắc lại mũi tiêm cúm? 

Các vắc xin ngừa cúm thường có hiệu lực bảo vệ rất cao, lên tới khoảng 90%. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ của chúng chỉ kéo dài tối đa đến 12 tháng do tính đột biến và phát triển theo từng năm của các chủng vi rút cúm.

Điều này có nghĩa là mẹ bầu hay bất kì ai khi tiêm vắc xin cúm đều cần nhắc lại 1 mũi vào năm tiếp theo để đảm bảo rằng bạn có đủ kháng nguyên chống lại các chủng vi rút cúm đang lưu hành tại thời điểm đó.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital