Vacxin cúm và 4 lợi ích khi thực hiện tiêm loại vacxin này

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Cúm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và gây bệnh ở nhiều mức độ từ trung bình tới nghiêm trọng. Do đó, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi không nên chủ quan và cần tiêm vacxin cúm để phòng ngừa bệnh lý này.

1. Những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh cúm đối với sức khỏe

Khi virus cúm xâm nhập vào trong cơ thể, chúng có khả năng gây bệnh với những triệu chứng như:

– Sốt: Đa số những người nhiễm loại virus này đều có triệu chứng sốt. Cơn sốt có thể dao động trong khoảng từ 37,8 độ tới dưới 40 độ C. Những cơn sốt này sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 – 4 ngày.

– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi: Triệu chứng cúm phổ biến nhất và xuất hiện ở tất cả mọi đối tượng nhiễm virus cúm.

– Ớn lạnh: Triệu chứng này thường đi kèm với cơn sốt, người nhiễm virus có thể bị ớn lạnh, đổ mồ hôi hoặc cảm thấy lạnh dù nhiệt độ cơ thể cao.

– Ho: Là dấu hiệu thường gặp và tình trạng này sẽ dần tồi tệ hơn, khó chịu và rát cổ họng hơn kèm theo đó là khó thở, tức ngực.

– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Đây là một triệu chứng không rõ ràng của bệnh cúm. Nhưng cảm giác mệt mỏi này có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.

– Nôn mửa và tiêu chảy cấp: Dấu hiệu này thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ.

tiêm vacxin

Triệu chứng ho hay chảy nước mũi là biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh cúm

2. Vacxin cúm là gì?

Vắc xin cúm là một loại vacxin được sử dụng trong phòng ngừa bệnh cúm. Vắc xin cúm được điều chế từ virus cúm đã được làm bất hoạt hoặc suy yếu.

Khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ nhận diện các virus này và sản sinh ra kháng thể để chống lại virus, từ đó có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm sự nghiêm trọng của bệnh. Các kháng thể này sẽ lưu lại giúp chống lại sự xâm nhập của virus vào trong cơ thể.

3. Những lợi ích của tiêm vacxin cúm với sức khỏe

3.1. Tiêm vacxin cúm giúp ngăn ngừa bệnh cúm hiệu quả

Vắc xin cúm có hiệu quả bảo vệ lên tới 90% trong việc ngăn ngừa bệnh cúm. Theo số liệu thống kê của WHO, tiêm phòng vắc xin có thể làm giảm khoảng 60% các bệnh liên quan tới cúm và khoảng 70 – 80% tỷ lệ tử vong do cúm.

3.2. Tạo hàng rào bảo vệ quan trọng cho cơ thể

Tiêm phòng cúm là một giải pháp quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cho những người mắc bệnh mạn tính. Tiêm vacxin giúp giảm tỷ lệ người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch có liên quan đến cúm, đái tháo đường hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó, việc làm này giúp ngăn ngừa các trường hợp diễn tiến nặng.

3.3. Tiêm vacxin cúm đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức đề kháng của phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng cần chủ động tiêm phòng cúm. Hoạt động tiêm vacxin có thể bảo vệ sức khỏe của phụ nữ mang thai bởi bệnh cúm có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là đối với những trường hợp không may mắn nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Do đó, tiêm phòng vắc xin cúm giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể, giảm bớt nỗi lo cho mẹ bầu, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ở thai nhi. Những loại vacxin phòng cúm dành cho mẹ bầu là dạng vacxin liều đơn có chứa các virus cúm bất hoạt và không có khả năng gây bệnh. Vì vậy, nó an toàn và hiệu quả trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và loại vắc xin này cũng không làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng cho mẹ hoặc bé.

3.4. Bảo vệ sức khỏe cho mọi người xung quanh

Việc tiêm phòng cúm hàng năm góp phần bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh, đặc biệt là những người dễ bị nhiễm cúm.

vacxin cúm

Tiêm vắc xin cúm là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh cúm.

4. Không nên tiêm vacxin cúm cho những đối tượng nào?

Tuy loại vacxin cúm được chứng minh có độ an toàn và hiệu quả cao, nhưng đối với một số trường hợp dưới đây cần thận trọng khi tiêm vacxin:

– Người bị dị ứng hoặc có phản ứng nặng với bất kỳ thành phần nào có trong vaccin.

– Người bị suy giảm miễn dịch nặng, như người bệnh mắc ung thư đang trong quá trình điều trị, người bị suy giảm hệ miễn dịch di truyền hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

– Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi do lượng kháng thể từ mẹ truyền sang qua thực phẩm và sữa mẹ vẫn còn tồn tại trong cơ thể.

5. Một số điều cần lưu ý khi tiêm vacxin

Tiêm vắc xin cúm là một biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng ngừa bệnh cúm. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi thực hiện tiêm loại vacxin cúm như:

Trước khi tiêm

– Cần trao đổi trước với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình và các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử bệnh lý, dị ứng…

– Không thực hiện tiêm vacxin nếu đang bị sốt hoặc có thể có những triệu chứng cúm khác.

Sau khi tiêm vắc xin cúm

– Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vacxin thường rất nhẹ, ngắn hạn. Ở vị trí tiêm chỗ tiêm có thể bị đau, sưng, đỏ hoặc nóng vùng da tiêm, hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi… những triệu chứng này thường sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày.

– Nếu bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin cúm, chẳng hạn như sốt cao, khó thở, phát ban… nên đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Một số điều cần lưu ý khác

Vacxin cúm thường được tiêm vào cơ bắp, thường là ở mặt trước hoặc bên ngoài của đùi.

Vacxin cúm có hiệu quả trong vòng 2 tuần sau khi tiêm.

Bạn nên tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm để duy trì hiệu quả bảo vệ.

tiêm vắc xin

Tiêm vacxin cúm là phương pháp bảo vệ sức khỏe an toàn và hiệu quả vì vậy cần chủ động tiêm phòng đầy đủ hàng năm

Bài viết trên là những chia sẻ về hoạt động tiêm vắc xin phòng cúm và những lợi ích của loại vacxin cúm với sức khỏe. Loại vacxin này cần được thực hiện tiêm hàng năm để có thể xây dựng hàng rào bảo vệ sức khỏe hiệu quả cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Nếu còn thắc mắc nào liên quan tới hoạt động này, bạn hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital