Menu xem nhanh:
1. Loét hành tá tràng là gì?
Loét hành tá tràng là khi xuất hiện vết loét tá tràng ở phần trên của ruột non. Tá tràng có nhiệm điều tiết dưỡng trấp (chyme) chuẩn bị cho quá trình phân giải sau đó. Chúng còn hỗ trợ cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa diễn ra. Do đảm đương nhiều nhiệm vụ quan trọng nên tá tràng rất dễ bị viêm loét.
2. Các nguyên nhân hàng đầu gây loét hành tá tràng
Trong dạ dày và tá tràng tạo ra một loại acid giúp tiêu hóa thức ăn và giết vi trùng. Lớp nhầy trong dạ dày có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc tế bào trước loại acid đó. Khi lớp nhầy bị hư tổn sẽ tạo cơ hội cho các vết loét hình thành.
2.1 Vi khuẩn HP
Nguyên nhân hàng đầu gây loét hành tá tràng là do vi khuẩn H. pylori gây ra. Chúng tiết ra các độc tố tấn công lớp bảo vệ và bào mòn tế bào niêm mạc
2.2 Tác dụng phụ của thuốc gây loét hành tá tràng
Một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau khi sử dụng sẽ gây tác dụng phụ làm loét tá tràng: Aspirin, ibuprofen,…
Ngoài ra còn có một số nhóm thuốc khác cũng tác động không tốt tới tá tràng: Thuốc điều trị loãng xương, thuốc chống đông máu, thuốc hóa trị,…
2.3 Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Do người bệnh có chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Ăn quá nhiều đồ chiên rán, chua cay, đồ ăn nhanh sẽ kích thích khiến dạ dày tá tràng phải hoạt động quá sức. Căng thẳng, thức khuya, bỏ bữa cũng ảnh hưởng không tốt tới tá tràng.
3. Triệu chứng bệnh loét tá tràng thường gặp
Tương tự viêm dạ dày, loét hành tá tràng thường xuất hiện các dấu hiệu như:
– Đau nhói vùng thượng vị
– Khó tiêu
– Nôn nao, buồn nôn
– Đầy hơi, chướng bụng
– Chán ăn, sút cân
– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Khi gặp phải các triệu chứng trên, bạn nên theo dõi sau đó đi khám. Tuy nhiên nếu bị nôn hoặc đi ngoài ra máu bạn cần tới ngay bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
4. Biến chứng loét hành tá tràng
Loét tá tràng nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể xảy ra các biến chứng:
– Chảy máu trong: Khi hệ tiêu hóa bị chảy máu thì người bệnh sẽ nôn hoặc đi ngoài ra máu. Nếu để chảy máu kéo dài có thể dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng.
– Thủng tá tràng: Các vết loét lớn có thể bào mòn gây thủng ruột non. Người bệnh sẽ có nguy cơ bị viêm phúc mạc do nhiễm trùng khoang bụng
– Hẹp môn vị: Vết loét sẽ chặn đường đi của thức ăn khiến chúng khó được tiêu hóa. Người bệnh sẽ luôn bị đầy hơi, nôn mửa.
5. Các con đường lây truyền bệnh loét hành tá tràng
Loét tá tràng thường có nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn HP gây ra vì vậy đây là bệnh dễ truyền nhiễm.
5.1 Lây qua đường Miệng – Miệng
Vi khuẩn HP có thể xuất hiện trong nước bọt, khoang miệng, cao răng của người bệnh. Vi khuẩn có thể dễ dàng truyền sang người khác nếu dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, thìa dĩa. Các hành động hôn hoặc mẹ nhai mớm cơm cho con cũng dễ lây lan vi khuẩn.
5.2 Lây qua đường Phân – Miệng
Trong phân của người bệnh cũng có vi khuẩn vì vậy nếu không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh có thể giúp vi khuẩn lây lan. Các côn trùng như ruồi, rán,… cũng có thể truyền vi khuẩn.
5.3 Loét hành tá tràng lây qua dạ dày – Miệng
Người bị loét tá tràng thì khi dạ dày bị trào ngược hoặc ợ chua sẽ đẩy vi khuẩn lên khoang miệng.
5.4 Dạ dày – Dạ dày
Khi người bệnh đi khám, nếu các dụng cụ nội soi không được làm sạch, tiệt trùng rất dễ mang vi khuẩn từ người này sang người khác. Đây cũng là con đường lây nhiễm khá phổ biến vì vậy bạn nên lựa chọn các bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn.
6. Các phương pháp chẩn đoán
Để có chẩn đoán chính xác về loét tá tràng bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi về tiền sử bệnh. Sau đó để có kết quả chính xác bệnh nhân cần thực hiện thêm một số xét nghiệm.
6.1 Xét nghiệm máu
Chỉ số của bạch cầu trong máu sẽ dự đoán mức độ viêm nhiễm. Dựa vào đó bác sĩ sẽ xác định tá tràng có bị viêm loét hay không.
6.2 Xét nghiệm phân
Mẫu phân của người bệnh sẽ được mang đi phân tích tại phòng thí nghiệm. Mục đích của xét nghiệm là tìm các protein liên quan tới vi khuẩn HP.
6.3 Xét nghiệm hơi thở ure
Để chuẩn bị cho xét nghiệm bạn cần uống thuốc chứa công thức ure đặc biệt. Sau đó bác sĩ sẽ cho bạn thờ vào một chiếc túi để thu thập hơi thở. Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn thì ure trong thuốc sẽ chuyển thành CO2 ( carbon dioxide). Dựa vào nồng độ CO2 các chuyên gia sẽ đánh giá bạn có bị nhiễm khuẩn HP hay không.
7. Điều trị loét tá tràng
– Phương pháp điều trị được ưu tiên sử dụng hiện nay là sử dụng thuốc. Trương hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP sẽ cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh diệt virus. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc có tác dụng giảm nồng độ acid dịch vị và tăng hỗ trợ bảo vệ niêm mạc:
Thuốc PPI (ức chế bơm proton)
Thuốc chẹn H2 (ức chế thụ thể histamine)
– Dừng các thuốc NSAID vì chúng thường gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới tá tràng. Bác sĩ sẽ tư vấn về việm giảm liều lượng hoặc thay thế bằng đơn thuốc khác lành tính hơn
– Nếu xuất huyết xảy ra, các chuyên gia sẽ sử dụng biện pháp nội soi tiêu hóa trên ( EGD) để cầm máu
– Với các vết loét nặng không thể điều trị bằng thuốc có thể sẽ cần phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp xâm lấn này có thể gây rủi ro cao vì vậy chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết.
8. Biện pháp đề phòng loét hành tá tràng
Rất khó để chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ phát triển của loét tá tràng. Tuy vậy vẫn có một số biện pháp nhằm giúp hỗ trợ chữa bệnh và phòng ngừa lây nhiễm
– Ăn bổ sung các thực phẩm có chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể
– Luôn nhớ ăn thức ăn sạch, nấu chín
– Tránh sử dụng chất kích thích, thuốc lá, bia rượu
– Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm
– Tạo thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ, ăn đúng bữa
– Năng tập luyện thể dục thể thao để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể
Loét hành tá tràng sẽ không còn là nỗi lo sợ của mỗi người nếu như bạn hiểu rõ về bệnh và điều trị kịp thời. Sau khi khỏi bệnh bạn cũng nên thực hiện các biện pháp đề phòng để tránh tái nhiễm.