Khoa phụ sản Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI vừa tiếp nhận và thực hiện mổ đẻ thành công cho sản phụ Đặng Thị Tiến (27 tuổi) mang thai 38 tuần 2 ngày, con so, liên cầu khuẩn nhóm B và thai ngôi ngược. Ca sinh được các bác sĩ nhận định tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần được xử lý khéo léo để tránh những nguy hiểm không mong muốn.
Menu xem nhanh:
1. Những nguy cơ từ bệnh lý thai kỳ mà mẹ và bé có thể gặp phải
1.1. Bệnh lý liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)
Liên cầu khuẩn nhóm B xuất hiện ở 20-30% phụ nữ mang thai và thường không gây ra bất cứ biểu hiện nào, một số ít có thể bị viêm tử cung hoặc viêm đường tiết niệu.
Đối với phụ nữ mang thai, liên cầu khuẩn nhóm B đặc biệt nghiêm trọng vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như vỡ màng ối ở thai non tháng, vỡ màng ối non, viêm màng ối. Ngoài ra, GBS còn có thể gây nhiễm trùng sơ sinh khi trẻ chào đời, bao gồm nhiễm trùng sơ sinh sớm hoắc nhiễm trùng sơ sinh muộn.
Nhiễm trùng sơ sinh sớm xảy ra trong vòng 7 ngày sau sinh, thường là trong 24 – 48 giờ đầu sau sinh. Triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh sớm ở trẻ bao gồm:ngưng thở, lơ mơ, hạ huyết áp, suy hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao do nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi.
Nhiễm trùng sơ sinh muộn ở những trẻ từ 7 đến 90 ngày tuổi, vi khuẩn có thể lây từ mẹ sang con qua quá trình chuyển dạ hoắc do tiếp xúc sau này, do mẹ bị viêm tuyến vú hoặc do sữa mẹ bị nhiễm GBS. Thể bệnh thường gặp nhất khi trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh muộn là viêm màng não, bệnh có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và lâu dài như bị điếc, chậm phát triển trí tuệ, vận động và tâm thần,…
1.2. Thai ngôi ngược
Thông thường, khi thai nhi 32 tuần tuổi sẽ quay đầu, khi đó đầu bé sẽ nằm trong khung chậu của mẹ, đây được gọi là ngôi thai thuận hay ngôi thai đầu. Nếu thai nhi có ngôi thuận, khả năng cao mẹ sẽ có thể sinh tự nhiên.
Tuy nhiên, tình trạng của chị Đặng Thị Tiến lại không thuận lợi như vậy, thai nhi thuộc ngôi thai ngược, phần mông của bé hướng về đáy khung chậu của mẹ. Ngôi thai ngược có nguy cơ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Các trường hợp nguy hiểm có thể bao gồm:
– Dễ xảy ra tình trạng vỡ nước ối trước và sau khi đẻ dẫn đến cạn ối, thai nhi bị thiếu oxi, thai nhi bị ngạt thở, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vỡ nước ối cũng chính là nguyên nhân làm mất cơn đau đẻ tự nhiên ở các mẹ bầu.
– Thai ngôi ngược khiến việc sinh thường trở nên khó khăn. Khi phần chân và đầu của bé ra trước, nếu không xử lý khéo phần đầu rất khó để ra ngoài dẫn đến bé bị ngạt thở, có trường hợp bé bị gãy tay, gãy chân do không thể ra khỏi cơ thể mẹ một cách thuận tiên.
Với những nguy hiểm kể trên, chị Đặng Thị Tiến được các bác sĩ theo dõi sức khỏe hết sức sát sao trong suốt thai kỳ. Đến tuần thai thứ 38, chị Tiến nhận chỉ định mổ lấy thai để phòng ngừa nguy cơ vỡ ối sớm, vỡ ối non, nguy cơ lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B sang cho bé và những nguy hiểm khác.
2. Hành trình vượt cạn của mẹ liên cầu khuẩn nhóm B, thai ngôi ngược
Thông thường, mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với GBS, khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh thường sẽ được dùng thuốc kháng sinh truyền qua đường tĩnh mạch để bảo vệ thai nhi không bị lây nhiễm vi khuẩn trong quá trình mẹ chuyển dạ và sinh con. Kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn có thể làm hại bé trong quá trình sinh.
Tuy nhiên, do gặp cả tình trạng ngôi ngược khó sinh thường, chị Tiến được nhận chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con, lúc này việc dùng kháng sinh dự phòng là không cần thiết nếu mẹ chưa có bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ hay vỡ ối. Để đảm bảo an toàn nhất, chị Tiến vẫn được thực hiện xét nghiệm GBS trước khi mổ lấy thai, dự phòng dấu hiệu chuyển dạ có thể đã xảy ra.
Sau khi hoàn tất các xét nghiệm, chị Tiến được tiến hành mổ đẻ tại phòng mổ vô khuẩn 1 chiều Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI. Bác sĩ chính thực hiện ca phẫu thuật là bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức.
Ngay sau khi em bé chào đời, bác sĩ chuyên khoa Nhi tiến hành kiểm tra sức khỏe đầu đời cho bé. Rất may mắn, mặc dù có nhiều nguy cơ phải đối mặt khi mang thai nhưng khi chào đời em bé có sức khỏe hoàn toàn khỏe mạnh. Sau sinh bé sẽ được tiếp tục theo dõi sức khỏe sát sao để đảm bảo an toàn.
“Mình không biết nói gì hơn ngoài cảm ơn các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc, đặc biệt là bác sĩ Đức đã mổ đẻ cho mình. Trong phòng sinh, biết mình lo lắng nên bác sĩ và điều dưỡng động viên mình rất nhiều để mình yên tâm hơn. Sau sinh, hai mẹ con cũng được chăm sóc chu đáo, mình cần hỗ trợ gì thì chỉ cần bấm chuông là bạn điều dưỡng sẽ tới hỗ trợ. Hiện tại, sức khỏe 2 mẹ con trộm vía rất tốt, bác sĩ bảo có thể xuất viện theo đúng thời gian quy định, mình cảm thấy rất vui và biết ơn bệnh viện.” Chị Đặng Thị Tiến chia sẻ.
3. Liên cầu khuẩn nhóm B, sau sinh mẹ cần chú ý những gì?
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B khi mang thai và điều trị bằng cách truyền kháng sinh trong quá trình sinh hoặc sinh mổ là những biện pháp tốt giúp phòng tránh liên cầu khuẩn nhóm B lây sang thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng, những biện pháp này chỉ giúp phòng tránh viêm nhiễm giai đoạn sớm. Nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm B giai đoạn muộn do lây từ mẹ sang con qua quá trình chuyển dạ hoắc qua tiếp xúc sau này vẫn có thể xảy ra.
Để phòng tránh biến chứng, mẹ cần biết cách nhận biết dấu hiệu và triệu chứng viêm nhiễm để phát hiện và điều trị kịp thời. Những triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh muộn có thể là:
-Trẻ hoạt động chậm hoặc trẻ ít hoạt động, trẻ không hoạt động
-Trẻ quấy khóc
-Trẻ bú sữa kém
-Trẻ bị nôn
-Trẻ bị sốt cao
Khi nhận thấy có có những biểu hiện bất thường kể trên, bố mẹ cần đưa con ngay tới bệnh viện để được kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời, hạn chế những nguy hiểm.