Sởi, thủy đậu là những bệnh trẻ dễ mắc, dễ lây nhiễm thành dịch. Hệ miễn dịch của trẻ kém thì nguy cơ mắc, gặp biến chứng nghiêm trọng tăng. Phân biệt đúng triệu chứng thủy đậu với bệnh sởi sẽ giúp bố mẹ chủ động khám, điều trị cho trẻ, tránh hệ quả không mong muốn xảy ra.
Menu xem nhanh:
1. Làm rõ triệu chứng thủy đậu và sởi
Triệu chứng thủy đậu và sởi có nhiều điểm tương đồng (phát ban đỏ, sốt, sổ mũi, ho…) Hai bệnh này đều do virus gây ra, phát triển theo 4 giai đoạn, đều gây tổn thương trong miệng và đối tượng dễ lây nhiễm phần nhiều là trẻ em. Biến chứng mà chúng gây ra đều làm tổn thương não, phổi, có thể gây tử vong. Nếu xem xét kỹ các đặc điểm, bố mẹ hoàn toàn có thể nhận biết thủy đậu và sởi có nhiều đặc điểm khác nhau, có thể nhận biết, phân biệt được.
1.1. Bệnh thủy đậu và triệu chứng thủy đậu
Bệnh thủy đậu (trái rạ, phỏng rạ) do Varicella zoster virus gây nên, lây lan nhanh ở trẻ em, tạo thành ổ dịch. Triệu chứng thủy đậu trong từng giai đoạn như sau:
– Ủ bệnh: Kéo dài 2 – 3 tuần (tùy vào sức đề kháng của từng bé).
– Khởi phát: Trẻ mỏi mệt, sốt, xuất tiết dịch mũi, nôn ói, đau họng, mẩn ngứa một số vùng da (lưng, ngực, mặt).
– Toàn phát: Nốt phát ban chuyển sang dạng mụn nước sau 1 ngày. Bên trong mụn chứa dịch màu trong, dạng lỏng, dần dần hóa mủ đặc màu đục. Các nốt mụn mọc thành nhiều đợt trong vòng 5 – 7 ngày. Trẻ bị đau, ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bệnh. Nếu trẻ gãi làm mụn vỡ và nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến bội nhiễm.
– Hồi phục: Mụn nước vỡ ra, vết thương dưới mụn dần lành lại trong 1 – 2 tuần. Trên bề mặt mụn hình thành vảy cứng, khô. Nếu không xảy ra biến chứng, nốt mụn sẽ lành hẳn và không để lại sẹo. Trường hợp bội nhiễm, nhiễm trùng sẽ hình thành vết sẹo lõm vĩnh viễn.
1.2. Bệnh sởi và triệu chứng sởi ở trẻ em
Polinosa morbillarum virus là tác nhân gây ra bệnh sởi. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính phổ biến trên thế giới và có tính chất nguy hiểm. Virus gây bệnh xâm nhập vào hệ hô hấp và lan truyền nhanh chóng thông qua giọt bắn của người bệnh bắn ra từ mũi, miệng khi trò chuyện, hắt hơi, sổ mũi. Trên các bề mặt vật dụng dính dịch tiết, virus này cũng có khả năng lưu lại một thời gian.
Khi nhiễm Polinosa morbillarum, triệu chứng sởi ở trẻ sẽ biểu hiện theo giai đoạn.
– Ủ bệnh: Thời gian này kéo dài 1 đến 2 tuần sau khi trẻ tiếp xúc với virus.
– Khởi phát: Trẻ bắt đầu sốt, mệt mỏi, đau đầu và đỏ mắt, phát ban đỏ trên da. Vị trí phát ban đầu tiên thường là sau tai, rồi xuống cổ, lan ra mặt, xuống thân và chân tay.
– Toàn phát: Giai đoạn này kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Trẻ bị nổi ban rộng khắp toàn thân kèm theo tình trạng khó thở, ho khan. Triệu chứng sổ mũi, đỏ mắt, nhức mỏi người vẫn tiếp tục xuất hiện. Bên cạnh đó trẻ còn bị tiêu chảy và nôn mửa.
– Hồi phục: Vết ban đỏ trên da mờ dần, triệu chứng khác cũng suy giảm.
2. So sánh triệu chứng thủy đậu với sởi, khả năng lây nhiễm
Triệu chứng thủy đậu và sởi khác biệt điển hình ở đặc điểm của nốt phát ban. Cụ thể như sau:
– Nốt phát ban của thủy đậu khởi đầu là những vết sưng đỏ, hơi sần lên bề mặt da. Sau đó nó phát triển thành mụn nước có chất lỏng bên trong. Mụn nước này căng lên, vỡ, làm dịch rỉ ra ngoài, sau đó khô lại, đóng vảy. Trẻ có dấu hiệu đau, ngứa ngáy ở vùng da mụn.
– Nốt phát ban do sởi ban đầu là đốm đỏ trên da nhưng không sần lên hoặc đôi khi sưng nổi lên. Nếu vết mụn sưng, bên trong nó không chứa dịch lỏng như mụn nước thủy đậu. Đốm phát ban do sởi lan rộng cùng nhau ra các khu vực, nó không mọc rồi vỡ thành nhiều đợt như thủy đậu.
Về giai đoạn lây nhiễm, từ 4 ngày trước khi phát ban cho đến 4 ngày sau đó, mầm bệnh trong cơ thể trẻ bị sởi có khả năng truyền nhiễm virus. Ở bệnh thủy đậu, giai đoạn truyền nhiễm là 2 ngày trước khi phát ban và kéo dài đến khi mũn nước vỡ hết.
3. Hướng dẫn điều trị, phòng ngừa lây lan
3.1 Hướng điều trị triệu chứng thủy đậu
Bệnh thủy đậu chưa có thuốc chữa đặc hiệu, bác sĩ chỉ điều trị nhằm loại bỏ triệu chứng bệnh. Theo đó, trẻ có biểu hiện gì thì sẽ cải thiện triệu chứng đó.
– Khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ, bố mẹ cho con uống thuốc paracetamol theo hướng dẫn.
– Nếu vùng da bệnh phát ban rộng ra toàn thân, cho thấy virus đang hoạt động mạnh, nên cho trẻ dùng thuốc kháng virus.
– Trẻ đau, ngứa nhiều, có nguy cơ nhiễm trùng, cần cho trẻ dùng Acyclovir, Famciclovir để chống viêm.
– Dùng thuốc sát khuẩn tại chỗ xanh methylen để làm dịu da, giảm ngứa cho trẻ.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu biến chứng thủy đậu, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị ngay. Các biến chứng do thủy đậu có thể đe dọa tính mạng của trẻ, bố mẹ không nên lơ là cảnh giác.
3.2 Hướng điều trị sởi
Bệnh sởi diễn biến nhanh và nặng, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ có thể tự loại bỏ virus trong vòng 7 – 10 ngày. Bố mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách để loại bỏ triệu chứng từ sớm, tránh biến chứng.
– Khi trẻ sốt trên 38.5 độ, cần cho trẻ uống hạ sốt ngay theo liều lượng được chỉ định.
– Vệ sinh cơ thể cho trẻ thường xuyên và giữ môi trường nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
– Bổ sung nước cho trẻ đầy đủ, đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày.
Triệu chứng thủy đậu và sởi không hoàn toàn giống nhau. Bố mẹ có thể phân biệt được dựa trên đặc điểm nốt phát ban trên da. Nếu chưa tiêm phòng sởi, thủy đậu cho trẻ, bố mẹ nên đưa trẻ đến Phòng tiêm chủng – Thu Cúc TCI để chích ngừa bệnh, loại trừ nguy cơ biến chứng từ sớm.