Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân là việc làm cần thiết mà cặp đôi nào cũng cần làm trước khi cưới. Khi đi khám tiền hôn nhân thì cặp đôi sẽ được thăm khám những gì và quy trình như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Vì sao cặp đôi nên kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân
1.1. Hệ lụy không ngờ nếu không kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân
Hiện nay, nguyên nhân của sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình bao gồm rất nhiều vấn đề khác nhau. Có thể xuất phát từ bất đồng quan điểm sống, ngoại tình, đời sống tình dục, con cái,…. Trong đố các lý do từ sức khỏe, sinh con, đời sống vợ chồng,..chiếm phần lớn.
Chính tâm lý “tin tưởng” hoàn toàn vào bạn đời hay e sợ đối phương biết những bệnh lý “khó nói” của mình đã trở thành yếu tố dẫn tới hệ lụy sau này:
– Phát hiện bản thân và bạn đời mắc các bệnh lý liên quan đến sinh sản
– Không có đủ kiến thức về đời sống tình dục an toàn
– Không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục
– Mơ hồ, lóng ngóng trong việc chuẩn bị mang thai và khi mang thai
– Con có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh khi chào đời
– Hiếm muộn
– Nghi ngờ lẫn nhau, không còn tin tưởng vào bạn đời
Từ những điều này khiến cho nền tảng hạnh phúc gia đình bị nứt dần. Kết hợp với các vấn đề khác trong cuộc sống tạo áp lực lên cả 2 đưa tới kết quả đổ vỡ.
Có thể thấy, nếu cả hai không cùng sàng lọc sức khỏe trước cưới thì rất khó phát hiện những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể. Cả hai sẽ không biết tình trạng sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản ra sao. Đồng thời bỏ qua thời điểm vàng để điều trị và phòng ngừa các tác nhân xấu ảnh hưởng tới thế hệ sau.
1.2. Ý nghĩa của kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân
Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân được ví như “nền móng” vững chắc của hạnh phúc lứa đôi. Việc làm này mang lại nhiều ý nghĩa cho cặp đôi:
– Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát lẫn sức khỏe sinh sản cho cả hai
– Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý ở giai đoạn sớm. Đặc biệt là các vấn đề bất thường về sức khỏe sinh sản
– Nắm bắt bản thân có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không. Đồng thời phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh của bản thân và bạn đời.
– Cả hai được trang bị kiến thức về các biện pháp an toàn trong đời sống tình dục. Đồng thời được bác sĩ giải đáp những thắc mắc, lo lắng nếu có.
– Hiểu thêm về việc mang thai an toàn. Có thêm kiến thức tiêm ngừa cho nữ nếu có ý định mang thai trong thời gian tới.
– Dự phòng bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh khi con sinh ra. Đảm bảo con sinh ra khỏe mạnh, phát triển đầy đủ.
2. Khám sức khỏe sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì
Nhiều cặp đôi nếu chưa biết khám sức khỏe trước khi cưới gồm khám những gì thì theo dõi tiếp dưới đây. Các danh mục khám cần thiết sẽ là:
– Khám thể lực:
+ Kiểm tra chỉ số về chiều cao và cân nặng
+ Chỉ số BMI, mạch, nhiệt độ
+ Đo huyết áp và nhịp thở.
– Khám lâm sàng các chuyên khoa như: mắt, răng hàm mặt,…
– Khám cận lâm sàng:
+ Chụp X quang tim, phổi.
+ Siêu âm ổ bụng tổng quát.
+ Xét nghiệm nước tiểu.
+ Soi tươi dịch âm đạo và dịch niệu đạo.
Ở một số trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định khám chuyên sâu để kiểm tra chính xác nhất. Khi có xác định được bệnh thì mới có thể đưa ra tư vấn điều trị phù hợp.
3. Quy trình cụ thể kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân cho nam và nữ
Tuy kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân có những danh mục khám chung. Tuy nhiên có những xét nghiệm, bước khám riêng biệt dành cho nam và nữ. Quy trình cụ thể đối với nam và đối với nữ đều được cung cấp chi tiết dưới đây.
3.1 Đối với nữ giới
– Bác sĩ thăm hỏi các thông tin liên quan đến tiền sử bản thân và khám lâm sàng. Trong đó có khám phụ khoa
– Làm các xét nghiệm bao gồm:
+ Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: viêm gan B, HIV, giang mai, lậu, Chlamydia, HPV.
+ Xét nghiệm nội tiết
+ Các xét nghiệm chỉ số cơ bản: huyết học, đông máu, sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu
+ Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm gây nguy cơ cho thai kỳ: Rubella virus, Cytomegalo virus, Toxoplasma
– Siêu âm ổ bụng
– Soi cổ tử cung
– Tư vấn nữ giới về tiêm phòng trước khi mang thai
– Nhiễm sắc thể đồ. Mục đích là nhằm sàng lọc bất thường di truyền mức độ nhiễm sắc thể
– Khác: điện di huyết sắc tố, xét nghiệm gen với trường hợp công thức máu có nghi ngờ mang gen Thalassemia,…
3.2. Đối với nam giới
– Khám nam học: Bác sĩ thăm hỏi thông tin tiền sử bệnh lý (nếu có) và khám lâm sàng
– Làm các xét nghiệm bao gồm:
+ Xét nghiệm tinh dịch đồ (lưu ý không quan hệ tình dục 2-7 ngày trước khi khám)
+ Xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng
+ Xét nghiệm nội tiết. Xét nghiệm này sẽ thực hiện khi kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ bất thường.
+ Các xét nghiệm chỉ số cơ bản: huyết học, đông máu, sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu
+ Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: viêm gan B, HIV, giang mai, lậu, -Chlamydia,…
– Siêu âm ổ bụng, siêu âm tinh hoàn
– Chụp X-quang tim phổi
– Nhiễm sắc thể đồ. Nhằm sàng lọc bất thường di truyền mức độ nhiễm sắc thể.
– Khác: điện di huyết sắc tố, xét nghiệm gen nếu kết quả công thức máu có nghi ngờ mang gen Thalassemia,…
Để kết quả thăm khám chuẩn xác, việc chọn cơ sở y tế uy tín đóng vai trò quan trọng. Bạn nên chọn địa chỉ có tên tuổi, được đánh giá tốt và có lưu lượng khách đến khám ổn định. Tại thủ đô Hà Nội, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ “ruột” của nhiều cặp đôi hiện nay. Với gói khám tiền hôn nhân được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, cặp đôi yên tâm khi được sàng lọc kỹ càng về sức khỏe. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ hiện đại và thăm khám trực tiếp với nhiều bác sĩ giỏi cũng là điểm cộng lớn.
Có thể thấy, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân vừa kiểm tra sức khỏe tổng quát, vừa kiểm tra sức khỏe sinh sản. Đây là việc làm cần thiết mà các cặp đôi nên làm trước khi về chung 1 nhà.