Có một số người chia sẻ rằng họ lo lắng khi chụp x quang nhiều lần, bởi chụp x quang nhiều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bức xạ (tia X), gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Liệu điều này có đúng hay không? Tại sao trong một số trường hợp khi đi khám, mặc dù bạn mới chụp x quang, bác sĩ vẫn chỉ định bạn cần chụp lại x quang lần nữa để kiểm tra? Vậy khoảng cách giữa 2 lần chụp x quang nên cách nhau bao lâu để không ảnh hưởng tới sức khỏe? Bài viết sẽ giải đáp tất cả các ý trên.
Menu xem nhanh:
1. Chụp x quang khi nào?
Chụp x quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến tại các bệnh viện hiện nay. Đây là chìa khóa để xác định, chẩn đoán, tầm soát một số bệnh lý trong cơ thể mà mắt thường không nhìn thấy được.
Sau đây là một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp x quang để:
– Quan sát khu vực bị đau nhức, chấn thương
– Giám sát tình hình tiến triển của bệnh như bệnh loãng xương
– Theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị
– Tầm soát sớm một số bệnh lý tim, phổi,…
Chụp X quang được ứng dụng trong chẩn đoán một số bệnh lý như:
– Viêm khớp
– Tắc mạch
– Ung thư xương
– U vú
– Bệnh lý ở phổi
– Bệnh lý ở tim
– Gãy xương
– Nhiễm trùng
– Loãng ương
– Sâu răng,…
2. Chụp x quang có hại cho sức khỏe không?
Chụp X quang có sử dụng tia X. Vì vậy, nhiều người thường lo lắng khi chụp x quang cơ thể sẽ bị nhiễm phóng xạ, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe . Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, tia x trong chụp x quang được điều chỉnh ở mức an toàn và phù hợp với sức khỏe của người bệnh. Chỉ trong trường hợp người bệnh lạm dụng chụp x quang nhiều lần, phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai cần cân nhắc khi chụp x quang.
Chụp X quang đối với trẻ em, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng bởi các bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng tia X phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ. Đảm bảo an toàn và không gây hại đến sức khỏe của bé. Chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc chụp x quang khiến trẻ chậm lớn, vì vậy ba mẹ hoàn toàn an tâm.
Trong chụp X quang, một số trường hợp bác sĩ phải chỉ định tiêm thuốc cản quang để phục vụ quá trình chẩn đoán bệnh được chính xác. Thông thường, thuốc cản quang không gây tác dụng phụ nhưng trên cơ địa bệnh nhân bị dị ứng, việc tiêm thuốc cản quang có thể gây ra một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ, có thể chỉ định chụp trong trường hợp thật sự cần thiết hoặc chỉ định sử dụng phương pháp khác để hỗ trợ chẩn đoán .
3. Khoảng cách giữa 2 lần chụp x quang là bao lâu?
Khoảng cách giữa 2 lần chụp x quang là khoảng cách 2 lần chụp x quang gần nhau nhất. Rất nhiều người lo lắng quá mức nhưng một số người khác lại chủ quan, lạm dụng hoặc quá phụ thuộc vào phương pháp chụp x quang điều này đều có tác dụng không tốt.
Lo lắng quá dẫn tới tâm lý lo sợ, e ngại, không dám đi thăm khám khiến bỏ sót bệnh hoặc chậm trễ không điều trị khiến tình hình tiến triển bệnh ngày càng nặng hơn, nguy cơ để lại biến chứng cao. Chủ quan, lạm dụng chụp x quang khiến cơ thể phải chịu lượng lớn tia X, điều này cũng không tốt cho sức khỏe lâu dài của bạn.
Chụp X quang khi nào, tốt nhất cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bất cứ khi nào cần chụp x quang để chẩn đoán, phục vụ điều trị, theo dõi bệnh bác sĩ đều có thể chỉ định chụp x quang. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu người bệnh mới chụp x quang mà trong trường hợp cần chụp lại x quang thì khoảng cách giữa 2 lần chụp x quang là bao lâu?
Câu trả lời là nếu trong trường hợp cần thiết phải chụp x quang mà người bệnh mới chụp cách đây vài ngày hoặc 1 tuần, các bác sĩ sẽ xem kết quả chụp x quang đó nếu sử dụng được thì người bệnh sẽ không cần chụp lại. Nếu kết quả chụp x quang trước đây không sử dụng được, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra chỉ định chụp x quang. Bạn tuyệt đối không nên tự ý chụp x quang ở những cơ sở y tế khác.
Nếu không có vẫn đề về bệnh lý, việc thực hiện chụp x quang để tầm soát sức khỏe thì bạn nên chụp x quang 6 tháng/lân hoặc 1 năm/1 lần để kiểm tra các chức năng như tim, phổi.
4. Lưu ý khi chọn cơ sở chụp x quang
– Tia X trong chụp không chỉ phụ thuộc vào tần suất và số lần chụp mà còn phụ thuộc vào máy chụp x quang. Với những thiết bị chụp x quang cũ thì khả năng ảnh hưởng của tia x lên cơ thể bệnh nhân sẽ cao hơn nhiều so với các thiết bị mới, tân tiến. Chính vì vậy, bạn nên chọn cơ sở y tế có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại.
– Bên cạnh đó, bác sĩ và kỹ thuật viên chụp x quang là người trực tiếp điều chỉnh lượng tia x phù hợp với cơ thể người bệnh. Do đó, các cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm là “điểm cộng” khi lựa chọn cơ sở chụp x quang.
– Chi phí chụp x quang tương đối rẻ so với các phương pháp như chụp CT, MRI. Chi phí còn phụ thuộc vào vị trí chụp, phương pháp chụp, cơ sở y tế. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc lựa chọn các đơn vị y tế có mức chi phí chụp x quang phù hợp với nhu cầu thăm khám sức khỏe của mình.