Khí hư lẫn máu có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi khí hư lẫn máu có nguy hiểm không ạ? Mặc dù chưa đến chu kỳ kinh nhưng gần đây em thấy trong khí hư có lẫn một chút máu. Rất mong nhận được tư vấn từ các bác sĩ, em xin cảm ơn. (Minh Phương – Thái Nguyên)

Trả lời:

Cảm ơn bạn Minh Phương đã tin tường và gửi câu hỏi về với chuyên mục Tư vấn sức khỏe của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Với thắc mắc, khí hư lẫn máu có nguy hiểm không của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khí hư có máu có nguy hiểm gì không?

Khí hư xuất hiện ở cơ thể người phụ nữ trưởng thành đóng vai trò quan trọng giúp giữ ẩm vùng kín, là dịch bôi trơn trong quan hệ tình dục, tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng đi vào gặp trứng. Bên cạnh đó, chúng còn tạo ra màng bảo vệ vùng kín khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Khí hư sinh lý có màu trắng trong, dai và thường không có mùi, nếu trong trường hợp khí hư thay đổi về màu sắc và tính chất đều là dấu hiệu liên quan đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Khí hư có máu là một trong những hiện tượng chị em tuyệt đối không được thờ ơ

Với trường hợp khí hư lẫn máu mà bạn đang gặp phải có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một trong những bệnh phụ khoa sau:

  • Viêm âm đạo: Kèm theo hiện tượng khí hư ra nhiều bất thường, có màu trắng hoặc vàng, đặc hoặc loãng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, ngứa ngáy vùng kín, nếu trường hợp bị năng bạn sẽ thấy khiến hư có lẫn mủ kèm với máu.
  • Bệnh polyp cổ tử cung: Khí hư sẽ có màu vàng, ra nhiều hơn bình thường và lẫn một ít máu. Khi phát triển đến giai đoạn nặng máu sẽ ra nhiều hơn, nhất là sau khi chị em quan hệ tình dục.
  • Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung: Khí hư lúc này thường loãng, có bọt, có màu trắng, kèm theo mùi hôi  hám khó chịu. Cùng với đó, thường sau quan hệ tình dục sẽ cảm thấy bị đau rát, khí hư lẫn máu.

Khí hư lẫn máu là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm

  • Ung thư cổ tử cung: Khí hư bất thường, có màu vàng hoặc xanh kèm theo mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có hiện tượng kinh nguyệt không đều, đau vùng chậu, đau lưng… Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhất là những người quan hệ tình dục sớm, sinh con khi còn quá trẻ.
  • Tuy nhiên cũng không loại trừ nguyên nhân khí hư có lẫn máu là do bạn bị bị căng thẳng quá mức, stress nặng hoặc do tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai.

Ra khí hư có lẫn máu phải làm sao?

Hiện tượng ra khí hư lẫn máu là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý phụ khoa, trong đó có cả bệnh ung thư. Do đó chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay để kiểm tra, thăm khám và có chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Từ đó tích cực điều trị bệnh, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng của mình.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần phải tuân thủ và thực hiện tốt một số vấn đề dưới đây:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chỉ nên dùng các sản phẩm có nồng độ pH thấp để vệ sinh vùng kín
  • Không nên mặc quần bó sát hoặc quá chật, nhất là trong những ngày hè nóng nực
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu
  • Kiêng những thực phẩm có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn như hải sản, đồ ăn cay, bánh kẹo ngọt hay những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Kiêng quan hệ tình dục để hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn, vi nấm.

Ăn uống khoa học để tăng cường sức đề kháng, chống lại sự tấn công của các vi nấm vi khuẩn gây hại

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc khí hư có lẫn máu có nguy hiểm không của bạn Minh Phương. Hy vọng với tất cả những thông tin đã chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn. Chúc bạn sức khỏe.

Tin liên quan

  • Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt nguyên nhân do đâu
  • Khí hư màu hồng nhạt, chị em phải làm sao
  • Khí hư ra nhiều loãng như nước là bị bệnh gì

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital