Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là một trong những quy định của Bộ Y Tế đối với doanh nghiệp. Vậy quy trình thăm khám này diễn ra như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ?
Thực hiện khám sức khỏe định kỳ đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động:
– Giúp kiểm tra sức khoẻ và đánh giá thể trạng của toàn bộ nhân viên có thích hợp với vị trí công việc hiện tại hay không.
– Đây là nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp, thể hiện sự quan tâm đến đội ngũ nhân viên lao động của công ty.
– Kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường về sức khỏe của nhân viên và có biện pháp điều trị nhanh chóng để đảm bảo tiến độ công việc không bị ảnh hưởng
– Tạo niềm tin giữa cán bộ, công nhân viên, người lao động đối với doanh nghiệp, từ đó thể hiện trách nhiệm của bản thân thông qua quá trình cố gắng để cùng công ty phát triển bền vững và được gắn bó lâu dài với công ty.
– Khám sức khỏe định kỳ là một chính sách nhằm thu hút thêm nguồn nhân lực về làm việc cho công ty.
2. Quy trình thực hiện gói khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Quy trình thực hiện khám sức khỏe cho người lao động bao gồm 4 bước chính:
– B1: Khám lâm sàng
– B2: Xét nghiệm máu
– B3: Chẩn đoán hình ảnh
– B4: Bác sĩ đọc kết quả
2.1. Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Trong bước khám lâm sàng, người khám sẽ được thực hiện thăm khám các chuyên khoa lâm sàng như:
– Khám nội tổng quát bao gồm các chỉ số như chiều cao, cân nặng, khám tim mạch, hô hấp, tiêu hóa,….Điều này cho phép bác sĩ đánh giá các yếu tố hay nguy cơ hay nguy cơ gây bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người khám.
– Khám mắt: Đo thị thị lực và giúp phát hiện một số bệnh về mắt
– Khám răng hàm mặt: kiểm tra và giúp phát hiện những điểm bất thường về răng miệng
– Khám tai mũi họng: Giúp phát hiện những mầm bệnh ở các bộ phận tương tự
– Khám da liễu: Khám và sàng lọc bệnh lý về da
– Khám ngoại: Giúp phát hiện một số bệnh lý ngoại khoa
– Khám sản phụ khoa: Giúp phát hiện những bệnh phụ khoa ở phụ nữ
2.2. Xét nghiệm máu và nước tiểu
Đây là bước không thể thiếu trong quy trình thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Xét nghiệm máu được hiện giúp phát hiện một số bệnh lý có liên quan đến những tế bào bên trong máu và nước tiểu như:
– Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Giúp đánh giá tình trạng thiếu máu, tình trạng tế bào bạch cầu và tiểu cầu của cơ thể, ngoài ra còn giúp đánh giá những phản ứng viêm nhiễm của cơ thể.
– Định lượng Creatinin: Đây là chỉ số giúp đánh giá chức năng và tình trạng của thận. Qua đó có thể chẩn đoán được mầm bệnh và có phương pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện những điểm bất thường.
– Đo hoạt độ AST (GOT): Chỉ số đánh giá men gan và mức độ tổn thương của các tế bào gan. Tuy nhiên không thể chỉ ra trực tiếp nguyên nhân gây lên các bệnh lý về gan
– Hoạt độ ALT (GPT): giúp đánh giá mức độ tổn thương của màng tế bào gan và các biểu mô đường mật trong gan.
– Định lượng glucose: Chỉ số giúp chẩn đoán tiểu đường và giúp đánh giá tình trạng chuyển hóa đường.
– Định lượng Ure: Chỉ số giúp đánh giá chức năng thận
– Tổng phân tích nước tiểu: Giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu.
2.3. Chẩn đoán hình ảnh
Theo thông tư 14 của Bộ y tế năm 2013, chẩn đoán hình ảnh sẽ bao gồm chụp X-quang ngực thẳng là danh mục bắt buộc trong gói khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp. Chụp X-quang ngực giúp phát hiện những bệnh lý liên quan đến phổi.
Ngoài những danh mục bắt buộc theo quy định của Bộ y tế, người lao động có thể chủ động đăng ký thêm một số danh mục khác theo yêu cầu. Tuy nhiên những danh mục này sẽ không được doanh nghiệp hỗ trợ mà người khám phải tự chi trả vì không nằm trong gói khám đã đăng ký ban đầu.
2.4. Đọc kết quả là bước cuối cùng trong quy trình khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Sau khi hoàn thành tất cả các danh mục trong gói khám, người lao động sẽ quay về phòng thăm khám ban đầu để bác sĩ thực hiện đọc kết quả.
Nếu kết quả không có gì bất thường, bạn cũng không nên chủ quan bởi bệnh tật là không thể lường trước. Chúng ta nên quan tâm sức khỏe bản thân để nói không với bệnh tật. Trong trường hợp kết quả không như mong đợi thì bạn cũng đừng quá tiêu cực, hãy giữ bình tĩnh để lắng nghe những tư vấn và lời khuyên từ bác sĩ.
3. Những lưu ý khi thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ
Trước khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên doanh nghiệp cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:
– Phổ biến những thông tin liên quan cho nhân viên biết như thời gian khám, danh mục khám,…..
– Doanh nghiệp nên tiến hành lập hồ sơ và cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của nhân viên, giúp tiết kiệm thời gian làm thủ tục trước khi khám sức khỏe.
– Lưu ý nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám.
Bên cạnh đó, ngoài doanh nghiệp thì người lao động cũng cần lưu ý:
– Mang đầy đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến thông tin cá nhân như CMND,….
– Mang theo những kết quả chẩn đoán trước đó (nếu có) để bác sĩ có thể dễ dàng đưa ra những chỉ định tiếp theo.
– Nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm để tránh ảnh hưởng đến kết quả.
– Nếu bạn đang mang thai, cần báo với bác sĩ để tránh tiến hành chụp X-quang, bởi điều này không tốt cho thai nhi.
Nếu doanh nghiệp đang băn khoăn không biết nên lựa chọn cơ sở y tế nào để thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho mỗi doanh nghiệp. TCI sở hữu không gian thăm khám rộng rãi với sức chứa hơn 1000 lượt người khám, trang thiết bị y tế hiện đại đảm bảo quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm khám chưa bệnh. Ngoài ra khi doanh nghiệp đăng ký gói khám sức khỏe định kỳ tại đây sẽ được xây dựng gọi khám riêng, phù hợp với đặc thù của từng công việc. Hơn nữa, TCI còn hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tại chính doanh nghiệp giúp các cán bộ nhân viên không cần di chuyển xa xôi. Thu Cúc TCI còn danh tặng cho mỗi doanh nghiệp bộ ảnh và video vô cùng chất lượng, giúp doanh nghiệp ghi lại những khoảng khắc đẹp nhất trong công cuộc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.