“Khám phụ khoa là khám những gì?” là một trong những câu hỏi mà nhiều chị em quan tâm khi đi thăm khám lần đầu. Vậy cần khám gì khi đi khám phụ khoa, kinh nghiệm nào cho các bạn đi khám lần đầu, tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Những lý do cần đi thăm khám phụ khoa định kỳ
Thực hiện thăm khám phụ khoa thường xuyên giúp nữ giới phát hiện sớm vấn đề ở cơ quan sinh dục của mình, từ đây có thể chăm sóc cơ thể của bản thân mình đúng cách, đặc biệt việc thăm khám định giúp ngăn ngừa các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Một số liệu được công bố bởi Bộ Y tế khiến nhiều người bất ngờ, có đến 90% phụ nữ từng một lần trong đời mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Với một con số đáng báo động như vậy, việc cần được thăm khám phụ khoa là một việc vô cùng quan trọng. Để có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình thì phụ nữ nên đi thăm khám phụ khoa định kỳ, tầm soát được những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Khi thực hiện việc thăm khám phụ khoa nếu phát hiện sớm vấn đề sẽ giúp các bạn các bạn có thể được điều trị dễ dàng, hiệu quả, bên cạnh đó thì chi phí cũng không quá tốn kém. Đặc biệt với những phụ nữ đã sinh đẻ, những phụ nữ chuẩn bị bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì việc thăm khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm được những bệnh như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm nhiễm đường tình dục,…
Tâm lý còn e ngại khi đi thăm khám phụ khoa của nhiều chị em khiến cho nhiều vấn đề ở cơ quan sinh dục chỉ được phát hiện khi đã xuất hiện triệu chứng bệnh hay tình trạng bệnh đã có những chuyển biến xấu. Vì vậy việc cần biết đi khám phụ khoa là khám những gì, khám như thế nào là một điều rất quan trọng.
2. Phụ nữ đi khám phụ khoa là khám những gì?
Dù bản thân có xuất hiện dấu hiệu gì bất thường hay không thì các bác sĩ luôn khuyến khích mỗi phụ nữ đều nên đi thăm khám phụ khoa định kỳ ít nhất là 1-2 lần/năm. Còn đặc biệt đối với những chị em đã từng bị bệnh phụ khoa 3-6 tháng/lần để tầm soát được tình trạng của bản thân.
Khi đi thăm khám phụ khoa nữ giới sẽ được khám cơ quan sinh dục, sinh sản như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng. Đầu tiên bác sĩ sẽ khám sơ bộ để nắm được tình trạng chung, sau đó sẽ có những chỉ định thăm khám cụ thể. Trong quá trình thăm khám sơ bộ nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ dẫn những phương pháp chẩn đoán đặc biệt khác (siêu âm, xét nghiệm chuyên sâu).
Một số xét nghiệm được kể đến khi đi thăm khám phụ khoa đó là: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm PAP,… Đây đều là những xét nghiệm tầm soát và phát hiện chính xác những bệnh lý có thể gặp phải ở cơ quan sinh dục.
Đối với trường hợp đặc biệt nếu bác sĩ có nghi ngờ với những dấu hiệu bất thường thì có thể làm thêm sinh thiết cổ tử cung để có được kết quả chính xác.
3. Những bước cơ bản khi thăm khám phụ khoa
Quy trình thăm khám phụ khoa thường được diễn ra như sau:
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên được thực hiện khi các chị em đi thăm khám phụ khoa. Thường ở bước này đa phần các bác sĩ đều kiểm tra và thăm khám sơ bộ bằng cách dùng mắt và dùng tay để chẩn đoán tình hình. Nhưng bạn có thể an tâm rằng sẽ không có cảm giác bị khó chịu hay đau đớn gì.
Phải thông qua được bước thăm khám này thì bác sĩ mới có được những phán đoán ban đầu, dựa vào đó làm cơ sở để chỉ định những thăm khám tiếp theo.
Bước 2: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng khi thăm khám
Sau khi quan sát mắt thì bác sĩ sẽ dùng dụng cụ hỗ trợ để kiểm tra sâu hơn. Dụng cụ hỗ trợ được gọi là kẹp mỏ vịt, trước khi dụng cụ được đưa vào âm đạo để kiểm tra thì sẽ được vô trùng, bên cạnh đó còn được hỗ trợ bằng cách bôi trơn. Phương pháp này thường dùng với những chị em phụ nữ đã có gia đình hoặc đã từng quan hệ.
Việc sử dụng dụng cụ kẹp mỏ vịt là để bác sĩ quan sát rõ ràng hơn khu vực âm đạo, cổ tử cung, đồng thời lấy được mẫu dịch âm đạo và các tế bào ở cổ tử cung hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán bệnh chính xác.
Bước 3: Thực hiện siêu âm
Việc thực hiện siêu âm giúp bác sĩ quan sát các cơ quan sinh sản nằm trong ổ bụng như như vòi trứng, buồng trứng và tử cung. Với nữ giới đã có gia đình hoặc đã quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm đầu dò, còn lại sẽ siêu âm qua thành bụng.
4. Những kinh nghiệm dành cho chị em đi khám phụ khoa
Để có thể có một buổi thăm khám phụ khoa diễn ra hiệu quả cũng như an toàn nhất có thể thì bạn cần chuẩn bị:
– Chuẩn bị cho mình một tâm lý thật tốt trước khi đến ngày thăm khám. Giữ tâm lý thật bình thường hạn chế cảm giác lo lắng, sợ hãi.
– Trước khi đi thăm khám nên kiêng việc quan hệ tình dục ít nhất 1-2 ngày.
– Không nên đi thăm khám vào lúc đang trong kỳ kinh nguyệt, mà nên vào lúc đã kết thúc chu kỳ kinh nguyệt từ 3 -5 ngày. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt bộ phận sinh dục của người nữ đang bị ra nhiều máu và niêm mạc đang bong tróc. Điều này sẽ khiến việc thăm khám bất tiện, khó khăn và ảnh hưởng đến kết quả thăm khám tình trạng bệnh của nữ giới.
Có 3 thời điểm mà chị em phụ cần phải đặc biệt quan tâm đến việc thăm khám phụ khoa, đó là:
– Trước khi có quyết định kết hôn.
– Khi bắt đầu có ý định, dự định về việc mang thai.
– Đặc biệt khi phát hiện cơ thể mới chớm có những dấu hiệu bất thường cần đi đến các cơ sở uy tín để thăm khám ngay khi có thể.
Hy vọng với những thông tin trên đây các chị em phụ nữ đã giải đáp được câu hỏi “Phụ nữ khám phụ khoa là khám những gì?”và có thêm được thông tin để tự phòng tránh bệnh cho bản thân mình.