Thai phụ bị huyết áp cao có đẻ thường được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Huyết áp cao có đẻ thường được không luôn là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Cùng Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI giải mã câu hỏi cùng nỗi lo của mẹ trong bài viết này nhé!

1. Biểu hiện bị tăng huyết áp trong thai kỳ

1.1 Huyết áp cao có đẻ thường được không? Nguyên nhân của bệnh huyết áp cao là gì?

Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu về căn bệnh huyết áp cao ở thai phụ cũng như những biểu hiện của căn bệnh này để biết cách phòng tránh. Huyết áp cao ở thai kỳ thường diễn ra ở tuần thứ 20 và sẽ hết sau 42 ngày sinh. Huyết áp nhẹ sẽ từ 90 – 109mmHg, tình trạng nặng hơn huyết áp sẽ trên 160 – 100mmHg với tỷ lệ mắc phải ở thai phụ là từ 5 đến 10%. Nếu bệnh không được phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng xấu cho thai phụ như: sản giật, tiền sản giật, thai nhi chết lưu hoặc sinh non.

huyết áp cao có đẻ thường được không

Mẹ vẫn có thể sinh thường khi bị huyết áp cao

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp cao mà mẹ có thể gặp phải như: chế độ dinh dưỡng của thai kỳ không cân đối hoặc mẹ thường xuyên ăn các loại thực phẩm chế biến quá mặn. Thai phụ không hoạt động thường xuyên, thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài ra còn một số trường hợp khác như: các sản phụ mang thai ở độ tuổi trên 35 hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý như đái tháo đường, các bệnh liên quan đến cao huyết áp.

1.2 Biểu hiện khi thai phụ bị cao huyết áp

Có rất nhiều biểu hiện nổi bật để mẹ có thể nhận ra bệnh huyết áp cao ở thai phụ, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời như:

– Buồn nôn và nôn mửa: đây là biểu hiện khá phổ biến ở phụ nữ có thai, chính vì vậy sản phụ cần theo dõi kĩ để phát hiện sự bất thường.

– Tăng cân đột ngột: đa phần các thai phụ đều sẽ bị tăng cân trong quá trình mang thai, nhưng nếu bạn bị tăng cân đột ngột quá nhiều thì cần đến gặp các chuyên gia và bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

– Các dấu hiệu của rối loạn thị lực như: mắt mờ, mất thị lực tạm thời hoặc đau thượng vị, đau ngực và khó thở,… đều là những biểu hiện của bệnh cao huyết áp ở thai phụ.

2. Giảm tình trạng huyết áp tăng bằng cách nào?

2.1 Phòng tránh bệnh huyết áp cao ở thai phụ

Thực chất, các sản phụ bị mắc huyết áp cao vẫn có thể đẻ thường được nếu được phát hiện, điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe tốt. Ngoài việc phát hiện sớm để được điều trị kịp thời, mẹ cũng nên thực hiện một số lưu ý về chăm sóc bản thân để hạn chế cũng như phòng ngừa tình trạng huyết áp cao ở phụ nữ có thai:

– Tránh mang thai khi đã lớn tuổi, thường là ở độ tuổi trên 35 bạn nên cân nhắc về việc mang thai, vì ở giai đoạn này việc mang thai sẽ nguy hiểm hơn.

– Nên giảm cân nếu số cân nặng trong thai kỳ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

– Thực hiện chế độ ăn lành mạnh cũng như hoạt động thể thao điều độ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Huyết áp cao có đẻ thường được không

Sản phụ cao huyết áp cần phải khám định kỳ cũng như theo dõi

2.2 Chăm sóc thai phụ bị cao huyết áp như thế nào?

Mặc dù vẫn có thể sinh thường, tuy nhiên huyết áp cao vẫn tiềm ẩn một số những nguy hiểm nhất định. Chính vì vậy các mẹ đang gặp tình trạng này cần phải khám định kỳ, kỹ lưỡng cũng như tuân thủ những hướng dẫn điều trị của bác sĩ một cách nghiêm ngặt. Đối với các thai phụ gặp phải tình trạng cao huyết áp, bạn nên tuân thủ một số điều như:

– Khám định kỳ tại bệnh viện: Để đảm bảo an toàn cũng như điều trị tốt nhất, các mẹ nên đi khám định kỳ cũng như làm đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm để biết được tình trạng phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

– Theo dõi tại nhà: Với những mẹ đang bị cao huyết áp hoặc được chẩn đoán nguy cơ cao huyết áp, bạn cần phải đo huyết áp 2 lần/ngày để ghi lại. Đồng thời mẹ cũng nên theo dõi các biểu hiện khác như: cân nặng, hạn chế làm việc quá sức và tốt nhất nên để cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn.

3. Chọn địa chỉ đi sinh uy tín, đảm bảo

3.1 Hình thức điều trị bệnh cao huyết áp cho thai phụ

Có rất nhiều cách để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở thai phụ mà mẹ cần biết để lựa chọn và thực hiện đúng:

– Trường hợp điều trị bằng thuốc: Với các thai phụ được chẩn đoán là đang mắc bệnh cao huyết áp, cần tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu của bác sĩ cũng như sử dụng các loại thuốc ổn định huyết áp theo chỉ định. Các mẹ tuyệt đối không nên tự mua các loại thuốc huyết áp để uống vì một số loại sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

– Trường hợp điều trị không bằng thuốc: Ngoài việc điều trị bằng thuốc, mẹ có thể thực hiện một số phương pháp điều trị an toàn hơn như việc điều chỉnh chế độ ăn bằng cách áp dụng chế độ ăn hạn chế muối, các loại đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, dầu mỡ. Cần phải tăng cường và làm đa dạng các loại rau xanh trong bữa ăn. Duy trì các hoạt động nhẹ, luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, thư giãn.

3.2 Lựa chọn sinh con tại Thu Cúc TCI 

Khoa sản tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện đang là địa chỉ uy tín được nhiều thai phụ lựa chọn. Tại Thu Cúc TCI, không chỉ có những trang thiết bị hiện đại mà còn hội tụ rất nhiều y bác sĩ đều là các chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm chuyên môn, từ đó đảm bảo cho việc khám cũng như chữa bệnh cho thai phụ một cách chính xác và an toàn nhất.

chuyên gia đầu ngành

Thu cúc TCI với đội ngũ chuyên gia khoa sản đầu ngành

Đến với Thu Cúc TCI, mẹ sẽ được tư vấn và lựa chọn gói thai sản từ tuần thứ 8 của thai kỳ cho đến lúc sinh. Với mỗi gói thai sản, thai phụ sẽ được thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm tra chỉ số của thai nhi, siêu âm, xét nghiệm, đọc kết quả, tầm soát dị tật thai kỳ… chính xác nhất.

Đặc biệt, mẹ bầu còn được thực hiện bộ xét nghiệm tầm soát biến chứng thai kỳ từ những tuần thai sớm để điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ được thiết kế lộ trình khám rõ ràng, được các bác sĩ nhắc lịch hẹn khám theo từng mốc thai kỳ quan trọng tránh tình trạng “nhớ nhớ, quên quên”.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các mẹ hiểu hơn về căn bệnh cao huyết áp đối với phụ nữ có thai, liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital