Trẻ em hóc xương cá khi ăn cá là một hiện tượng khá phổ biến. Việc hiểu rõ và áp dụng phương pháp chữa trị hóc xương cá đúng đắn, khoa học chính là cách để phụ huynh giúp trẻ vượt qua tình trạng khó chịu này nhanh chóng và đảm bảo an toàn.
Menu xem nhanh:
1. Bé hóc xương cá sẽ lập tức có triệu chứng rõ ràng
Trẻ hóc xương cá là tình huống thường gặp khi bé ăn món cá, đặc biệt là các loại cá nhỏ, chứa nhiều xương như cá trích dày, cá chép, cá hồi…
Ngay khi hóc xương, trẻ sẽ xuất hiện nhưng biểu hiện dưới đây:
– Trẻ đột ngột ngừng ăn, không chịu nuốt mặc dù đã được thử với mọi cách.
– Nước bọt và nhớt chảy ra từ miệng của trẻ.
– Trẻ có thể bắt đầu nôn mửa, khạc nhổ liên tục và thể hiện sự khó chịu thông qua việc khóc nhiều.
– Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể chỉ vào họng, cố gắng tự tay móc họng hoặc nói với người lớn về cảm giác đau khi nuốt.
2. Trẻ em hóc xương cá không xử lý kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm
Nếu trẻ gặp tình trạng hóc xương cá mà không được xử lý đúng cách và loại bỏ kịp thời, thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp mảnh xương cá mắc kẹt ở thực quản, sau đó tiếp tục di chuyển vào phế quản hoặc xuyên qua thành động mạch mà không thể tự phân hủy, sẽ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra các vấn đề như:
– Nhiễm trùng huyết: Mảnh xương cá có thể làm tổn thương mô và mạch máu của trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng huyết.
– Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Khi xương cá gây tổn thương cho đường hô hấp, vi khuẩn có thể xâm nhập, gây ra viêm và nhiễm trùng trong các bộ phận như phế quản và phổi. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như viêm phổi và các tổn thương khác liên quan đến hệ thống hô hấp.
– Áp xe trên thành họng, vòm họng và amidan: Mảnh xương cá khi mắc kẹt có thể tạo áp lực và tổn thương các cấu trúc xung quanh như thành họng, vòm họng và amidan, gây ra áp xe và đau nhức.
– Áp xe trên thực quản, phế quản và phổi: Nếu xương cá không được loại bỏ, chúng có thể tạo áp lực và tổn thương trên các cơ quan như thực quản, phế quản và phổi, gây ra các vấn đề như viêm nhiễm, áp xe, và khiến hô hấp khó khăn.
– Viêm phổi cấp tính: Mảnh xương cá khi đâm vào họng có thể làm tổn thương các mô và cơ quan quan trọng trong hệ thống hô hấp, gây ra tình trạng viêm phổi cấp tính. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, đòi hỏi sự can thiệp xử lý từ bác sĩ chuyên môn.
3. Hướng dẫn chữa hóc xương cá cho trẻ đảm bảo an toàn
3.1. Cho trẻ em hóc xương cá ngừng ăn để hỗ trợ bé gắp bỏ xương cá mắc trong họng
Khi trẻ bị hóc xương cá, cha mẹ cần giữ tinh thần bình tĩnh và tuân thủ các bước sau để an toàn lấy xương cá khỏi cổ họng của bé:
– Bước 1: Ngay sau khi phát hiện trẻ bị hóc xương cá, cha mẹ cần dừng cho bé ăn ngay lập tức và trấn an tinh thần bé. Lý do vì khi bị hóc xương, trẻ có xu hướng khóc do đau và sợ hãi. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần an ủi trẻ để tránh tình trạng xương cá bị trôi lạc hoặc đâm sâu vào cổ họng.
– Bước 2: Cha mẹ hãy yêu cầu bé mở miệng và sử dụng đèn pin soi vào để kiểm tra và xác định vị trí mà xương cá có thể mắc kẹt. Nếu thấy, cha mẹ sử dụng kẹp y tế để nhẹ nhàng gắp xương cá ra ngoài. Trong quá trình thực hiện, cha mẹ cần bình tĩnh và nói chuyện nhẹ nhàng để làm dịu tâm lý của trẻ, đồng thời giữ bé ngồi im, không khóc lớn để tránh làm tổn thương vùng họng.
– Bước 3: Cho trẻ uống nước vài lần để kiểm tra xem trẻ đã hết hóc hay chưa. Nếu bé uống nước bình thường và không có dấu hiệu đau, thì điều này có nghĩa là xương cá đã được lấy ra thành công. Đối với trẻ lớn hơn, sau khi uống nước, có thể hỏi xem bé có cảm nhận đau khi nuốt không.
Trường hợp không phát hiện xương cá trong cổ họng nhưng trẻ vẫn khóc lóc, bị đau, nuốt vướng thì gia đình nên cho bé đi khám bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
3.2. Thực hiện sơ cứu cho trẻ em hóc xương cá
Trong tình huống trẻ dưới 2 tuổi bị hóc xương cá và vẫn giữ được sự tỉnh táo, khóc lóc, phụ huynh có thể thực hiện biện pháp sơ cứu bằng cách áp dụng phương pháp ấn lưng vỗ ngực. Cách thực hiện có thể tiến hành lần lượt theo những bước như sau:
– Đặt trẻ nằm sấp với đầu hơi thấp hơn so với cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ với bàn tay trái.
– Sử dụng gót bàn tay phải, vỗ mạnh lưng trẻ khoảng giữa hai bả vai, thực hiện 5 lần vỗ lưng.
– Lật người trẻ sang phía tay phải. Nếu trẻ vẫn gặp khó khăn trong việc thở, có dấu hiệu tím tái, sử dụng hai ngón tay trái để ấn mạnh tại vùng 1/2 dưới xương ức, thực hiện 5 lần.
– Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra, hãy lật người trẻ lại và tiếp tục vỗ lưng. Thực hiện lượt vỗ lưng và ấn ngực xen kẽ cho đến khi dị vật rơi khỏi đường hô hấp hoặc trẻ có thể khóc được.
Lưu ý rằng, nếu trẻ có biểu hiện ngưng thở, phụ huynh cần thực hiện thổi ngạt xen kẽ với việc áp dụng thủ thuật Heimlich hoặc vỗ lưng và ấn ngực cho đến khi bé bắt đầu hô hấp lại hay có khả năng la khóc. Hơn nữa, sau khi đã loại bỏ xương cá gây hóc, trẻ vẫn cần được đưa đến chuyên khoa Tai mũi họng để kiểm tra và đảm bảo không có vấn đề gì ảnh hưởng tới sức khỏe.
3.3. Đưa trẻ đến viện khám để được bác sĩ hỗ trợ gắp bỏ xương cá
Thay vì hoảng sợ, lo lắng, phụ huynh có thể chọn một giải pháp an toàn hơn: nhờ sự trợ giúp của bác sĩ. Với cách này, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ hóc xương cá đến khám tại chuyên khoa Tai mũi họng uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Tại khoa Tai mũi họng, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, trẻ em hóc xương tới khám sẽ được bác sĩ tiến hành kiểm tra với máy nội soi nhằm xác định nhanh vị trí của xương cá mắc trong họng. Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng máy móc, dụng cụ chuyên khoa tiên tiến, hiện đại để dễ dàng gắp bỏ mảnh xương và còn giúp hạn chế tối đa tổn thương vùng họng của trẻ.
Trên đây là những cách xử trí trẻ em hóc xương cá đảm bảo an toàn. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn về dịch vụ chữa hóc cho trẻ, vui lòng liên hệ Thu Cúc TCI ngay.