Cảnh bảo nguy hiểm khi bị hóc xương cá lâu ngày

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Bị hóc xương cá lâu ngày, người bệnh không hề hay biết mà cứ ngỡ là bị đau họng do thời tiết. Thế nhưng, khi khám ra thì mới biết, xương cá đã ở trong khu vực đường thở và để lại nhiều hệ lụy cần giải quyết. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai thường hay coi hóc dị vật khi ăn uống là chuyện đơn giản, không đáng để tâm.

1. Hóc xương cá lâu ngày và hàng loạt những biến chứng xấu

1. 1. Hóc xương cá

Hóc xương cá là tai nạn hóc dị vật rất phổ biến trong đời sống của chúng ta. Trong đó, trẻ em là những đối tượng thường dễ rơi vào tình trạng này nhất, mà nguyên nhân chủ yếu là do những bất cẩn trong ăn uống gây nên. Tuy vậy, mọi đối tượng đều có thể bị hóc xương cá và đều có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Vì sao bị hóc xương cá lâu ngày

Xương cá lâu ngày

Đánh giá khách quan có thể thấy, các tai nạn hóc xương cá để lại biến chứng nguy hiểm thường là ở các đối tượng người lớn. Điều này được cho là, do người lớn thường có ý thức chủ quan với bản thân mình với tai nạn hóc xương cá hơn. Trong khi đó, hóc xương cá được ghi nhận nhận là có thể để lại hậu quả ngay trong rất nhiều tình huống.

1.2. Hóc xương cá để lại nhiều biến chứng xấu

Hóc dị vật nói chung và hóc xương cá nói riêng khi không được xử lý sớm đều có thể để lại những vấn đề không tốt cho bệnh nhân. Hóc dị vật/xương khiến cổ họng khó chịu kèm cảm giác nghẹn ứ, muốn nôn trớ, ho nhiều để đẩy dị vật ra. Bên cạnh đó là cảm giác nuốt vướng, khó nuốt, khiến bệnh nhân ăn uống kém, cơ thể suy nhược.

Không chỉ vậy, hóc xương cá còn có thể để lại những biến chứng xấu và nặng cho bệnh nhân:

– Xương cá đâm sâu vào hầu họng và không được xử lý nhanh, gây áp xe cục bộ. Khối áp xe có thể làm tắc khi quản và ngạt thở dẫn đến tử vong khi phát triển quá mức.

– Xương cá đâm vào thực quản và trong quá trình ăn uống, thức ăn làm xương cá đâm sâu hơn, có thể đâm vào động mạch chủ.

– Xương cá rơi xuống khu vực đường thở, có thể đâm vào các bộ phận ở khu vực này, gây viêm phế quản, áp xe thanh phế quản, viêm phổi, xẹp phổi, …. nguy hiểm.

– Xương cá bít tắc đường thở có thể gây bí thở, khó thở, thậm chí là ngừng thở và tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời.

– Xương cá cũng có thể trở thành dị vật đường tiêu hóa, gây thủng dạ dày, thủng ruột non, thủng ruột thừa, có thể viêm phúc mạc và tử vong ở bệnh nhân nếu không có những chỉ định điều trị tích cực.

– Xương cá rơi xuống ruột già có thể chọc thủng ruột già, gây nhiễm trùng ổ bụng.

2. Những sai lầm dễ mắc phải khi chữa hóc xương cá

Hóc xương cá phổ biến, nhưng không nhiều người xử lý đúng cách với vấn đề này. Việc xử lý sau cách khi hóc xương cá có thể khiến việc điều trị sau đó khó khăn hơn. Một số tình huống cũng khiến cho bệnh nhân đối mặt với nhiều nguy hiểm.

Ai dễ bị hóc xương cá lâu ngày

Sai lầm khi chữa hóc gây nhiều nguy hiểm

2.1. Nuốt cơm hoặc ăn miếng lớn

Nhiều người suy nghĩ rằng, việc ăn những đồ ăn dẻo như cơm nắm, bánh hấp, chuối, khoai,… với miếng lớn sẽ giúp xương cá được nuốt trôi xuống. Thế nhưng, cách này có thể khiến cổ họng của bệnh nhân bị kích ứng, nhiễm trùng, viêm nhiễm. Tình trạng đầy hơi cũng dễ xảy ra khi thực hiện cách này. Thêm vào đó, trong tình huống xương cá trở thành dị vật đường tiêu hóa thì bệnh nhân cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ.

2.2. Uống đồ chua như chanh, giấm

Việc uống chanh, giấm khi bị hóc xương cá được cho là giúp làm mềm xương cá. Thực tế, những đồ này có thể làm quá trình phân hủy của xương cá diễn ra nhanh hơn, nhưng không thể làm điều đó diễn ra ngay lập tức trong một vài phút. Thêm nữa, khi chúng ta uống những đồ này, chugs chỉ lưu lại tạm thời trong thực quản nên sẽ rất khó có tác dụng. Đó là còn chưa kể đến việc uống những đồ này có thể kích ứng dạ dày và gây trào ngược dạ dày.

2.3. Ho khạc

Ho là cơ chế tự nhiên khi dị vật/xương gây hóc. Thế nhưng, việc cố gắng ho khạc sẽ không có tác dụng nếu xương cá đâm vào niêm mạc hoặc kẹt ở vị trí quá sâu. Việc ho khạc cũng khiến cổ họng bệnh nhân đau và khó chịu hơn.

2.4. Dùng tay móc xương

Nhiều người thường thực hiện cách này với bản thân hoặc với trẻ khi bị tình huống hóc. Thế nhưng, cách này có thể khiến xương cá đâm vào thành họng sâu hơn, thêm nữa là làm niêm mạc tổn thương nhiều hơn, đau hơn.

Bên cạnh những cách này, rất nhiều cách chữa hóc dân gian khác cũng thường được nhắc đến trên những thảo luận chữa hóc. Thế nhưng, bệnh nhân không nên làm theo bởi, bên cạnh việc thiếu căn cứ khoa học, chúng có thể làm cho xương cá càng đâm sâu vào các vị trí nguy hiểm hoặc đâm xước niêm mạc, làm thủng mạch máu, gây nhiễm trùng và nguy hiểm cho tính mạng.

3. Giải pháp nhanh khi hóc xương cá

Khi bị hóc xương cá, tốt nhất, bệnh nhân không nên tự ý thực hiện các cách tự chữa hóc cho mình.

3.1. Nhờ người khác hỗ trợ.

Hãy nhờ một người khác để kiểm tra xem xương cá đang ở đâu trong họng. Người hỗ trợ có thể dùng đèn pin cùng bàn chải hoặc một chiếc thìa để đè cuống lưỡi và xem xương cá đang mắc hóc tại vị trí nào. Nếu có thể nhìn thấy xương cá trong họng, lúc này, người hỗ trợ có thể dùng kẹp để kẹp xương cá ra ngoài sao cho không ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Trong trường hợp không có dụng cụ thực hiện, hoặc người hỗ trợ không tự tin để thực hiện cách này, tốt nhất bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tai mũi họng hỗ trợ.

Đi khám khi bị hóc xương cá lâu ngày

Nên đến cơ sở y tế kiểm tra khi bị hóc

Trong trường hợp không thể lấy xương cá ra bằng cách trên, hoặc soi hầu họng nhưng không thấy xương gây hóc, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở tai mũi họng để được bác sĩ kiểm tra và lấy dị vật sớm, tránh những vấn đề biến chứng do xương cá gây ra.

3.2. Đến các cơ sở y tế

Tại đây, các bác sĩ tai mũi họng sẽ giúp bệnh nhân lấy xương cá sau khi xác định vị trí xương và những vấn đề về viêm nhiễm hiện tại nếu có. Phương pháp thông thường nhất khi gắp xương cá là các bác sĩ sẽ nội soi gắp xương cá.

Trong thực tế, có những trường hợp người bệnh bị hóc xương cá quá nhiều ngày, xương cá đâm sâu vào niêm mạc họng, gây hoại tử mô, nhiễm trùng, áp xe, bác sĩ có thể cần thực hiện việc mổ gắp xương và giải quyết các vấn đề mà xương hóc gây nên.

Để tránh tình trạng bị hóc xương cá lâu ngày, bệnh nhân nên chủ động phòng tránh tình trạng hóc. Đồng thời, khi có dấu hiệu bị hóc, nên kiểm tra kỹ và nhờ các bác sĩ lấy xương cá ngay từ sớm, tránh để những biến chứng nguy hiểm xảy ra khiến việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital