Khám sức khỏe cho nhân viên là hoạt động cần thiết và bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình sức khỏe và có phương án sắp xếp bố trí công việc kịp thời cho người lao động. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin giúp hướng dẫn khám sức khỏe cho nhân viên để doanh nghiệp có thể nắm rõ.
Menu xem nhanh:
1. Lợi ích của việc tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên
Khám sức khỏe cho nhân viên hay khám sức khỏe nghề nghiệp là việc thực hiện các nội dung thăm khám với mục đích nhằm đánh giá mức độ phù hợp của sức khỏe người lao động với công việc hiện đang làm, qua đó phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, các bệnh lý phát sinh liên quan đến yếu tố tiếp xúc với nghề nghiệp. Cụ thể:
Đối với người lao động
– Giúp phát hiện được các vấn đề tiềm ẩn sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh lý
– Giúp chẩn đoán sớm các bệnh nhất là các bệnh chưa có biểu hiện bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa trị có hiệu quả, qua đó giảm thiểu chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp kéo dài tuổi thọ.
Đối với người sử dụng lao động
– Việc ngăn ngừa và phát hiện sớm, điều trị kịp thời cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí y tế, chi phí bồi thường cho người lao động nếu bị mắc bệnh.
– Giúp bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất của doanh nghiệp, tạo sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
– Giúp nâng cao thương hiệu công ty, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn khám sức khỏe cho nhân viên theo quy định cho các doanh nghiệp
2.1. Hướng dẫn khám sức khỏe cho nhân viên – Bao lâu cần tổ chức thăm khám cho người lao động?
Theo quy định của pháp luật thì hàng năm các doanh nghiệp cần tổ chức thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ và khám bệnh nghề cho người lao động ít nhất 1 lần. Những người làm các nghề và công việc nặng nhọc, có yếu tố độc hại nguy hiểm (theo danh mục do Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội ban hành) thì cần phải khám kiểm tra sức khỏe 1 năm 2 lần.
2.2. Hướng dẫn khám sức khỏe cho nhân viên – Nội dung khám sức khỏe bắt buộc theo quy định
2.3. Nội dung thường được khuyến cáo áp dụng trong hoạt động khám sức khỏe cho nhân viên
– Đo kiểm tra thính lực bằng máy đo thính lực: Nên được áp dụng trong khám tuyển, đo kiểm tra hàng năm nếu môi trường làm việc có mức tiếng ồn cao.
– Danh mục siêu âm tổng quát, điện tâm đồ nên được định kỳ thực hiện 1 – 3 năm một lần.
– Xét nghiệm sinh hóa: bao gồm xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm mỡ máu, chức năng thận… thường được áp dụng với doanh nghiệp có người lao động vào độ tuổi trung bình cao (khoảng > 35 tuổi) thời gian thực hiện là khoảng 1- 3 năm/ lần. Hàng năm nên luân phiên thực hiện thay đổi các loại xét nghiệm khác nhau.
– Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap): Danh mục này thường được áp dụng đối với phụ nữ đã có gia đình nhằm giúp phát hiện sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung. Người lao động có thể định kỳ xét nghiệm 2 năm/lần cùng với các đợt thăm khám phụ khoa.
– Xét nghiệm Virus viêm gan: Xét nghiệm thường được làm là HbsAg. Người lao động nên định kỳ 2 năm thực hiện 1 lần.
– Các xét nghiệm sàng lọc ung thư: ví dụ như xét nghiệm Alpha FP, CEA, PSA… chỉ nên áp dụng đối với các đối tượng có nguy cơ bệnh lý cao như có khối u, hạch…
– Tư vấn sức khỏe: Trong hoạt động thăm khám sức khỏe định kỳ cần có nội dung tư vấn riêng do các bác sĩ chuyên khoa sức khỏe nghề nghiệp đảm nhận thăm khám.
2.4. Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
– Tùy theo yếu tố công việc người lao động phải tiếp xúc tại nơi làm việc mà doanh nghiệp nên lựa chọn các nội dung khám bệnh nghề nghiệp khác nhau. Việc lựa chọn các nội dung khám cần có sự tham khảo các bác sĩ chuyên khoa sức khỏe nghề nghiệp.
– Một số bệnh nghề nghiệp thường hay áp dụng thăm khám sàng lọc là các bệnh như bệnh phổi nghề nghiệp, điếc nghề nghiệp, hoặc nhiễm độc nghề nghiệp.
– Khám bệnh nghề nghiệp có thể áp dụng đối với toàn bộ người lao động có yếu tố nguy cơ hoặc sau khi khám sức khỏe định kỳ lựa chọn ra các đối tượng nghi ngờ để gửi đi thăm khám chuyên khoa bệnh nghề nghiệp.
– Để việc thăm khám phát hiện bệnh nghề nghiệp có hiệu quả và giảm thiểu chi phí, các doanh nghiệp nên hợp tác với những đơn vị có cả hai chức năng khám sức khỏe định kỳ và thăm khám bệnh nghề nghiệp.
Có thể thấy, để vận hành và phát triển bền vững một doanh nghiệp thì ngoài các tài sản quan trọng mang giá trị về kinh tế lớn thì nguồn nhân lực chính là một tài sản vô cùng quan trọng khác mà doanh nghiệp cần phải luô trân quý. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân viên đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay.