Răng giả có chụp MRI được không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra trước khi thực hiện chẩn đoán hình ảnh bằng cộng hưởng từ. Trong một số trường hợp, sự hiện diện của răng giả, đặc biệt là loại có chứa kim loại, có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh MRI, thậm chí gây nhiễu từ, méo hình hoặc sai lệch kết quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chuyên sâu giúp mọi người có cái nhìn chính xác hơn về răng giả trong kỹ thuật MRI.
Menu xem nhanh:
1. MRI hoạt động thế nào và răng giả liên quan ra sao?
1.1. MRI hoạt động thế nào?
MRI (Chụp cộng hưởng từ) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh sắc nét và chi tiết bên trong cơ thể. Khác với X quang hay CT scan sử dụng tia bức xạ ion hóa, MRI hoàn toàn không dùng tia X, do đó an toàn hơn trong nhiều trường hợp lâm sàng.
Nguyên lý hoạt động của MRI dựa trên sự tương tác giữa từ trường và các nguyên tử hydro trong cơ thể. Khi người bệnh nằm trong máy MRI, từ trường mạnh sẽ làm các proton (chủ yếu trong nước và mô mềm) định hướng theo một chiều nhất định. Sóng radio sau đó được phát ra, làm các proton bị lệch hướng. Khi sóng radio dừng lại, các proton trở về vị trí ban đầu và phát ra tín hiệu – được máy ghi nhận và xử lý thành hình ảnh.

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh MRI cho ra hình ảnh chi tiết, sắc nét
1.2. Răng giả liên quan như thế nào trong quá trình chụp MRI?
Răng giả đặc biệt là những loại chứa kim loại, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác và chất lượng hình ảnh trong quá trình chụp MRI. Tùy vào vật liệu phục hình, vị trí răng giả và vùng cần khảo sát, mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau.
Một số cơ chế ảnh hưởng của răng giả tới MRI bao gồm:
– Nhiễu từ: Vật liệu kim loại có độ nhạy từ cao có thể làm méo mô hình ảnh, tạo ra các vùng nhiễu đen hoặc loang mờ, đặc biệt khi vùng chụp gần khoang miệng, sọ, xoang hàm.
– Tương tác với sóng radio: Một số hợp kim có thể hấp thụ sóng RF, dẫn đến nóng nhẹ tại chỗ. Dù hiếm, điều này có thể gây khó chịu cho bệnh nhân hoặc tăng nguy cơ kích ứng mô mềm.
– Hạn chế đánh giá mô lân cận: Nếu vùng chụp nằm gần răng giả (như chụp não, xoang, khớp thái dương hàm…), hình ảnh thu được có thể không rõ ràng, ảnh hưởng đến chẩn đoán.

Răng giả có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác và chất lượng hình ảnh trong quá trình chụp MRI
2. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến răng giả có chụp MRI được không
2.1. Răng giả có chụp MRI được không nếu trồng Implant?
Răng giả có Implant thường không gây ra vấn đề gì lớn trong quá trình chụp MRI, phụ thuộc vào vật liệu phổ biến là titan – một loại vật liệu kim loại không từ tính và rất thích ứng với cơ thể. Titan không bị ảnh hưởng bởi từ trường mạnh của kỹ thuật chụp MRI. Nhờ đó mà giúp quá trình chụp MRI diễn ra an toàn, không gây nhiễu hay ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Vậy nên, bệnh nhân đã trồng răng Implant có thể thực hiện chụp MRI mà không cần lo lắng về việc phải tháo bỏ hay gặp sự cố.
Mặc dù vậy, vẫn có một số yếu tố cần được bác sĩ cân nhắc trước khi chụp MRI. Mặc dù việc trồng răng Implant titan không gây ra nhiễu từ trường, nhưng vẫn có một số trường hợp, nếu Implant chứa vật liệu kim loại khác hoặc bạn có thêm các thiết bị y tế khác trong cơ thể thì bệnh nhân cần thông báo ngay để bác sĩ điều chỉnh quy trình chụp MRI phù hợp.
Việc bệnh nhân thông báo đầy đủ tình trạng răng Implant và những vật liệu nào khác trong cơ thể với bác sĩ là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả của quá trình chụp MRI. Nhưng nhìn chung, Implant không phải là yếu tố cản trở quá trình chụp MRI, đặc biệt với những trường hợp có Implant titan tiêu chuẩn.

Trồng răng Implant không phải là yếu tố cản trở cho việc chụp MRI
2.2. Sau khi nắm rõ răng giả có chụp MRI được không, bạn hãy nắm rõ một số lưu ý sau
Thông báo trước về tình trạng cấy ghép Implant
Trước khi chụp MRI, người bệnh cần khai báo đầy đủ với bác sĩ về việc đã trồng Implant. Điều này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe và những thiết bị y tế có trong cơ thể, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hoặc điều chỉnh kỹ thuật chụp phù hợp. Bác sĩ có thể phải cần kiểm tra loại vật liệu Implant để đảm bảo không có tác động tiêu cực khi tiếp xúc với từ trường mạnh.
Kiểm tra kỹ vật liệu của trụ Implant trong răng
Hầu như các trụ Implant hiện nay được làm từ titan, một kim loại không có từ tính, nên thường an toàn khi chụp MRI. Tuy nhiên, nếu trụ Implant của bệnh nhân có chứa hợp kim kim loại khác hoặc vật liệu chứa từ tính, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hình ảnh. Đối với một số trường hợp, nếu trụ Implant là kim loại gây nhiễu, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác thay thế MRI để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
Vị trí cắm Implant có ảnh hưởng đến vùng chụp MRI
Vị trí cắm Implant có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của hình ảnh nếu vùng cần chụp nằm gần vị trí răng Implant, đặc biệt là trong các trường hợp chụp MRI vùng đầu, hàm, hoặc cổ. Việc răng của bệnh nhân có trụ Implant có thể gây nhiễu sóng từ trường, cho ra hình ảnh bị mờ, khó khăn trong việc chẩn đoán.
Bác sĩ sẽ có thể sử dụng những kỹ thuật đặc biệt để giảm thiểu hiện tượng này hoặc đưa ra các phương pháp thay thế nếu cần.
Thông báo về các thiết bị kim loại khác trong cơ thể
Không chỉ Implant trong răng, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về bất kỳ thiết bị hoặc vật liệu kim loại nào khác bên trong cơ thể. Vì những yếu tố này đều có thể tác động rất lớn đến quá trình chụp MRI và cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và tránh nhiễu sóng từ trường.
Hy vọng thông qua những thông tin trên, bạn sẽ có thêm hiểu biết để chủ động hơn khi cần thực hiện danh mục chụp MRI. Đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ về tình trạng nha khoa của mình để có phương pháp chụp phù hợp, đảm bảo kết quả chính xác và an toàn.