“Trồng răng hàm có đau không”, “mất bao lâu thì hoàn thiện”,… Đây là mối quan tâm thường trực của nhiều người khi trồng răng hàm. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay, chúng ta có thể bớt đi phần nào những mối lo lắng ấy.
Menu xem nhanh:
1. Khi nào cần trồng răng hàm?
Trồng răng là phương pháp nha khoa nhằm thay thế răng bị mất bằng các răng giả có chức năng và thẩm mỹ tương tự như răng thật. Việc trồng răng nói chung và răng hàm nói riêng không chỉ nhằm mục đích thẩm mỹ, mà còn liên quan trực tiếp đến chức năng của răng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp cần trồng răng hàm như:
– Mất răng do chấn thương hoặc tai nạn: Khi răng bị gãy, vỡ hoặc bật ra khỏi nướu do chấn thương hoặc tai nạn, cần cân nhắc trồng răng để phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
– Mất răng do sâu răng: Sâu răng nặng có thể dẫn đến phá hủy cấu trúc răng, khiến răng không thể phục hồi và cần được nhổ bỏ. Việc trồng răng giúp thay thế răng đã mất và ngăn ngừa các biến chứng do mất răng gây ra.
– Mất răng do bệnh lý: Một số bệnh lý như nha chu, viêm lợi nặng có thể dẫn đến mất răng. Việc trồng răng giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng do mất răng gây ra.
– Mất nhiều răng: Khi mất nhiều răng hoặc mất toàn bộ răng, việc trồng răng giả là giải pháp cần thiết để phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tình trạng này thường khá phổ biến với người cao tuổi.
2. Trồng răng hàm đau không và cần bao lâu phục hồi
2.1. Trồng răng hàm có đau không?
Nhìn chung, việc trồng răng hàm luôn là mối lo cần thiết với mọi người vì thời gian thực hiện khá lâu và ít nhiều ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt. Trồng răng hàm cũng có thể gây ra cảm giác khá đau nếu bạn không biết lựa chọn phương pháp trồng răng tối ưu phù hợp. Bên cạnh đó, việc trồng răng đau hay không cũng khá phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, trang thiết bị của cơ sở thực hiện và đặc biệt là sức chịu đựng của mỗi người. Do đó, nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cho mình phương pháp trồng răng hàm phù hợp.
Hiện nay, trồng răng được áp dụng nhiều phương pháp. Trong đó, hiện đại và được ưu tiên hơn cả là phương pháp cấy ghép implant, sử dụng trụ implant (làm bằng titanium) được cấy vào xương hàm để thay thế cho chân răng thật. Sau đó, mão sứ (làm bằng sứ hoặc kim loại) sẽ được gắn lên trụ implant để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh. Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng, độ bền cao, độ thẩm mỹ vượt trội và được đánh giá là thực hiện nhẹ nhàng, ổn định với người được cấy ghép răng.
Bên cạnh đó, còn một số hình thức khác với việc trồng răng giả. Trong đó, tùy vào từng trường hợp cũng như nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp.
2.2. Trồng răng hàm bao lâu phục hồi?
Tùy theo từng phương pháp, khả năng thế chất và việc chăm sóc sau trồng răng mà việc phục hồi của người bệnh có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, thông thường, việc cấy ghép implant thường cần thời gian phục hồi dài hơn, thường khoảng trên 3 tháng, nhằm để trụ implant tích hợp vào xương hàm, tạo thành nền tảng vững chắc cho mão sứ.Trong khi đó, các phương pháp răng giả cố định cần ít thời gian để phục hồi hơn, nhưng độ bền trong sử dụng cần được xem xét do thường có thời gian bảo hành ngắn hơn.
Bên cạnh đó, các bác sĩ nha khoa cũng thường cho biết: Với một số trường hợp đặc biệt, cần có chỉ định phù hợp về phương pháp trồng răng nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị, đồng thời, giúp phục hồi theo thể trạng người bệnh. Do đó, cần cân nhắc. tham khảo ý kiến của các bác sĩ để việc trồng răng hàm phù hợp, nhanh chóng, độ bền cao và phục hồi nhanh.
3. Một số lưu ý nhằm hạn chế đau khi trồng răng hàm
Để không lo về việc bị đau khi trồng răng hàm, cần chú ý:
3.1. Trước khi trồng răng
– Lựa chọn thực hiện trồng răng tại cơ sở nha khoa uy tín: đây là cách để đảm bảo bạn được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề vững vàng, sử dụng trang thiết bị hiện đại và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất. Bác sĩ giỏi sẽ thực hiện thao tác chính xác, nhẹ nhàng, giúp giảm thiểu tối đa tổn thương và hạn chế cảm giác đau đớn cho bạn.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp trồng răng phù hợp nhất với tình trạng răng miệng và sức khỏe của bản thân. Đồng thời, bác sĩ sẽ giải thích chi tiết về quá trình thực hiện, những cảm giác bạn có thể gặp phải và hướng dẫn cách chăm sóc sau khi trồng răng.
– Chia sẻ với bác sĩ về tiền sử bệnh lý: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy chia sẻ với bác sĩ để bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn cho bạn.
– Chuẩn bị tâm lý thoải mái: Căng thẳng, lo lắng có thể khiến bạn cảm thấy nhạy cảm với cơn đau hơn. Do đó, hãy giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan trước khi thực hiện thủ thuật.
3.2. Trong khi trồng răng
– Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để làm tê vùng cần điều trị, giúp bạn không cảm thấy đau đớn trong quá trình thực hiện.
– Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng hoặc sợ hãi, hãy thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể sử dụng thêm thuốc an thần nhẹ để giúp bạn thư giãn.
3.3. Sau khi trồng răng
– Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ: Thuốc giảm đau sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau hiệu quả.
– Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh giúp giảm sưng tấy và đau nhức trong vài ngày đầu sau khi trồng răng.
– Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể phục hồi sau khi thực hiện thủ thuật.
– Tránh ăn thức ăn cứng, dai: Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt trong vài ngày đầu sau khi trồng răng.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải lông mềm, dùng kem đánh răng với thành phần fluoride để vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
– Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ: Để theo dõi tình trạng răng sau khi trồng và phát hiện sớm các biến chứng nếu có.
Nhìn chung, việc trồng răng hàm hiện nay đã được áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại, giúp giảm thiểu tối mối lo “trồng răng hàm có đau không” cho người bệnh. Tuy nhiên, cần chuẩn bị tâm lý và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cần lưu ý về việc chăm sóc sau trồng răng để an tâm bình phục nhanh chóng.