Quyết định xử trí khi hóc dị vật cần được đưa ra chính xác và thực hiện ngay, tránh chậm trễ. Bởi, tai nạn hóc dị vật nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả xấu lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bị nạn. Để an tâm phòng tránh, xử lý hóc dị vật, hãy cùng TCI tìm cho mình câu trả lời phù hợp trước tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Hóc dị vật và những nguy hiểm tiềm ẩn
Hóc dị vật là tai nạn phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ thời điểm nào trong đời sống. Trong đó, trẻ em được ghi nhận là đối tượng thường dễ bắt gặp với tai nạn này. Đây là tình trạng có vật lạ đột ngột rơi và mắc kẹt lại trên đường hô hấp hoặc đường ăn uống. Các bác sĩ Tai Mũi Họng TCI cũng cho biết: Rất nhiều trường hợp hóc dị vật nghiêm trọng thường xuyên xảy ra. Khi dị vật xâm nhập vào đường thở hoặc đường tiêu hóa, chúng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
1.1. Nguyên nhân và các nguy cơ hóc dị vật
Dị vật gây hóc có thể là bất kỳ vật gì mà chúng ta tiếp xúc và đặt vào miệng: từ thức ăn (xương, thịt, hạt), đồ chơi nhỏ, pin, đến các vật dụng trong nhà, đồ trang sức,…. Tình trạng này được coi là có nguy cơ với mọi độ tuổi. Tuy nhiên, đối tượng dễ gặp nguy cơ hơn cả là trẻ em dưới 3 tuổi, người già, người có vấn đề về nuốt hoặc nhai,…
Nguyên nhân gây hóc dị vật có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề:
– Không tập trung vào vấn đề nhai – nuốt trong khi ăn uống. Các trường hợp vừa ăn vừa cười đùa hoặc khóc; xem phim, đọc báo, chơi game trong khi ăn; ăn khi không tỉnh táo,… đều dễ dàng bị nghẹn, hóc.
– Ăn uống vội vàng, không nhai kỹ
– Thói quen ngậm đồ
– Trẻ nhỏ không phân biệt được đồ vật và thức ăn, trong vô thức, đưa mọi thứ trong tay lên miệng và nuốt.
– Những người có vấn đề về chức năng nhai hoặc phản xạ đóng mở thanh môn chưa hoàn thiện như trẻ nhỏ, người già, người mới phẫu thuật gây mê,… ăn phải đồ ăn có xương, hạt cứng,…. và không may nuốt phải.
Nhìn chung, hóc dị vật có thể bắt nguồn từ nhiều tình huống bất ngờ trong đời sống. Ngay từ trong gia đình, cha mẹ nên hướng dẫn, giáo dục con cái về vấn đề này để con ý thức phòng ngừa, tránh hóc dị vật có thể xảy ra.
1.2. Dấu hiệu cần xử trí khi hóc dị vật
Hóc dị vật không quá khó để nhận biết. Thông thường, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tình trạng này khi chứng kiến các dấu hiệu như:
– Cảm giác nghẹn, vướng trong cổ họng đột ngột
– Nuốt khó
– Chảy nước dãi
– Đau rát cổ họng
– Ho dữ dội, khó thở
– Khàn tiếng, nói khó
– Chực nôn trớ, ói
– Đau ngực, tức ngực
– Da xanh tái, tím tái
– Thở khò khè
– Mất ý thức
Đôi khi, hóc dị vật bất ngờ với tình trạng người bị nạn đưa tay nắm chặt cổ họng. Với trẻ nhỏ, việc đang ăn bỗng khóc to, ho sặc sụa hoặc cảm giác khó thở, muốn nôn, chảy dãi lại thường nổi bật và dễ nhìn hơn.
1.3. Cảnh báo những nguy hiểm khi bị hóc dị vật
Hóc dị vật gây khó chịu với các triệu chứng của mình, đồng thời, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của chúng ta:
1.3.1. Tắc nghẽn đường thở
Dị vật kẹt trong đường thở có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần, dẫn đến tình trạng khó thở, thiếu oxy, tím tái, và ngạt thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tổn thương não do thiếu oxy có thể xảy ra, dẫn đến tử vong sau vài phút.
1.3.2. Nhiễm trùng
Dị vật mắc kẹt trong đường thở hoặc đường tiêu hóa có thể tạo ra những tổn thương, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến nhiễm trùng, viêm phổi, áp xe, hoặc thậm chí viêm phúc mạc. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cần điều trị phù hợp bằng kháng sinh hoặc phẫu thuật.
1.3.3. Tổn thương cơ quan
Dị vật sắc nhọn có thể làm xước, thủng đường thở hoặc đường tiêu hóa, dẫn đến chảy máu, loét, viêm nhiễm. Tổn thương nghiêm trọng yêu cầu cần đến phẫu thuật để sửa chữa và có thể gây di chứng lâu dài.
1.3.4. Suy hô hấp
Dị vật kích thước lớn hoặc gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn có thể dẫn đến suy hô hấp, khiến cơ thể không thể trao đổi oxy và carbon dioxide, dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
1.3.5. Tác động tâm lý
Trải nghiệm hóc dị vật có thể gây ra sang chấn tâm lý cho nhiều trẻ em, đặc biệt là khi họ phải trải qua các biện pháp cấp cứu như hút dịch dạ dày hoặc phẫu thuật.
3. Xử lý khi hóc dị vật
3.1. Quy tắc xử trí khi hóc dị vật
Trước những biến chứng nguy hiểm từ hóc dị vật, việc loại bỏ dị vật là điều cần thiết và cần được ưu tiên hơn cả. Trong khi đó, xử lý hóc dị vật sai cách lại làm tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng nặng từ tình huống này. Do đó, trong tình huống người bị nạn chưa có các dấu hiệu nguy kịch, cần bình tĩnh và đến các cơ sở tai mũi họng uy tín để được thăm khám và lấy dị vật ra đúng cách.
Trong trường hợp người bị nạn nguy kịch, cần dựa trên từng đối tượng để sơ cứu kịp thời, đồng thời, liên hệ với các đơn vị cấp cứu để được hỗ trợ sớm nhất. Trong trường hợp sơ cứu bảo toàn tính mạng người bị nạn thành công, chúng ta vẫn cần đưa người bị nạn đến các cơ sở y tế để kiểm tra lại và phòng ngừa các biến chứng của hóc dị vật.
3.2. Sơ cứu hóc dị vật cho trẻ
Với trẻ dưới 1 tuổi, hãy thực hiện theo các bước sau:
– Vỗ lưng: Đặt trẻ úp mặt, tay đỡ dọc theo ngực, vỗ 5 lần vào phần lưng giữa hai vai.
– Tiếp tục ấn ngực: Lật trẻ ngửa, ấn mạnh 5 lần vào vị trí 1/2 dưới xương ức. Đồng thời, kiểm tra xem dị vật đã ra ngoài trên đường miệng trẻ chưa.
– Lặp lại vỗ lưng và ấn ngực: Tiếp tục luân phiên cho đến khi dị vật ra ngoài hoặc trẻ có dấu hiệu hồi phục, hoặc khi cấp cứu đến.
3.3. Với các đối tượng bị hóc trên 1 tuổi
Trong trường hợp người bị nạn còn tỉnh, hãy khuyến khích họ ho mạnh nếu có thể để đẩy dị vật ra ngoài. Nếu người bị nạn mất ý thức, bên cạnh việc gọi cấp cứu, hãy dùng phương pháp Heimlich: vòng hai tay quanh eo người bị hóc, siết chặt từ dưới lên trên, ấn mạnh vào bụng ngay dưới xương ức, vùng thượng vị. Lặp lại cho đến khi dị vật được đẩy ra hoặc đến khi người đó có dấu hiệu hồi phục.
Lưu ý rằng: Tuyệt đối không móc họng, thụt rửa mũi hoặc cho người bị hóc cố ăn uống nuốt dị vật. Ngoài ra, nếu người bị nạn có dấu hiệu ngưng thở, cần kết hợp hô hấp nhân tạo để bảo toàn tính mạng của họ trong lúc sơ cứu, chờ xe cấp cứu đến.
Việc xử trí khi hóc dị vật cần bình tĩnh, lấy việc loại bỏ dị vật là điều quan trọng tiên quyết cho người bị nạn. Khi gặp tình huống nguy hiểm, cần dựa trên từng trường hợp và đối tượng để sơ cứu kịp thời. Điều quan trọng hơn cả là, luôn cần sự hỗ trợ của các bác sĩ để kiểm tra tránh sót dị vật cũng như các biến chứng mà dị vật gây ra. Vì thế, cần sớm đến các cơ sở tai mũi họng uy tín để khám, điều trị. Bên cạnh đó, hãy nâng cao tinh thần cảnh giác để không gặp tình huống hóc dị vật nguy hiểm nữa bằng cách chú ý trong ăn uống, giám sát trẻ kỹ lưỡng và giáo dục trong gia đình để luôn nâng cao tinh thần cảnh giác với hiện tượng hóc dị vật này.