Biện pháp sử dụng vòng tránh thai là một trong số những biện pháp được nhiều chị em phụ nữ yêu thích và lựa chọn sử dụng. Mặc dù đem lại nhiều hiệu quả cho chị em trong việc phòng tránh khả năng có thai ngoài ý muốn, chị em vẫn cần để tâm tới một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi đặt vòng như: đặt vòng bị đau bụng, xuất huyết vùng âm đạo, đau lưng,…
Menu xem nhanh:
1. Biện pháp đặt vòng tránh thai có tác dụng như thế nào?
Vòng tránh thai là thuật ngữ được dùng để mô tả một loại dụng cụ giúp phụ nữ ngăn ngừa được khả năng mang thai ngoài mong muốn. Đặt vòng tránh thai có khả năng làm thay đổi cấu trúc ở phần niêm mạc tử cung, làm cho trứng và tinh trùng thụ thai không thể làm tổ và phát triển tại đó được. Ngoài ra, vòng tránh thai còn cản trở quá trình xâm nhập vào bên trong của tinh trùng, khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau.
Biện pháp đặt vòng tránh thai được rất nhiều các chị em phụ nữ ưu ái sử dụng. Bởi biện pháp này đem lại tác dụng tránh thai có hiệu quả cao (lên tới tỉ lệ 99%). Đồng thời, thời gian sử dụng của vòng tránh thai cũng rất lâu, có thể sử dụng lên tới 10 năm tùy từng loại vòng. Ngoài ra, chi phí cho mỗi lần thực hiện đặt vòng cũng thấp hơn so với các biện pháp tránh thai khác, phù hợp với nhiều đối tượng chị em phụ nữ.
Khi đặt vòng tránh thai, chị em cũng sẽ không bị ảnh hưởng tới việc quan hệ tình dục cũng như khả năng sinh sản sau này. Nếu chị em không có mong muốn sử dụng vòng tránh thai nữa thì có thể dễ dàng tháo vòng ra rồi mang bầu bình thường.
2. Biện pháp đặt vòng tránh thai có gây ra tác dung phụ không?
2.1. Hiện tượng đặt vòng bị đau bụng
Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em có thể thấy xuất hiện tình trạng đau bụng dưới. Hiện tượng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
– Vòng tránh thai bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu: điều này có thể do quá trình đặt vòng sai kỹ thuật, hoặc do một số nguyên nhân như: chị em làm việc nắng quá sớm sau khi đặt vòng, quan hệ tình dục sớm,…
– Cơ địa không hợp đặt vòng tránh thai: đây cũng có thể là lý do khiến chị em bị đau bụng dưới.
Đa số các cơn đau sẽ diễn ra chỉ trong vòng 1 vài ngày sau khi đặt vòng. Khi cơ thể đã quen và vòng nằm ở đúng vị trí phù hợp thì hiện tượng này sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, nếu chị em nhận thấy các cơn đau không thuyên giảm, thậm chí còn trầm trọng hơn, thì chị em nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra. Tùy vào từng trường hợp đau mà bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh lại vị trí vòng hoặc cho chị em sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau nếu cần thiết.
2.2. Đặt vòng bị đau bụng dưới có nguy hiểm đối với sức khỏe không?
Nếu tình trạng đau bụng dưới kéo dài quá lâu, cũng như có đi kèm theo các hiện tượng khác như: chảy máu âm đạo, mệt mỏi, chóng mặt,…thì chị em cần đi thăm khám để kiểm tra tình hình của vòng cũng như nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Theo đó, nếu tình trạng đau bụng dưới kéo dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
– Chị em bị nhiễm trùng ở phần cơ quan sinh dục bên trong.
– Trong quá trình đặt vòng, vì một lý do nào đó là cổ tử cung bị thủng hoặc rách.
– Vòng tránh thai có dấu hiệu bị lệch khỏi vị trí ban đàu, hoặc bị di chuyển ra khỏi khu vực ổ bụng.
– Dẫn đến hiện tượng sốt cao (trên 38 độ).
– Khí hư tiết ra nhiều bất thường, có mùi hôi khó chịu hoặc có màu sắc khác lạ.
Để giải quyết tình trạng này, chị em cần đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn về hướng giải quyết. Tùy vào từng trường hợp có thể sẽ tháo vòng tránh thai, hoặc chuyển sang sử dụng biện pháp tránh thai khác. Nếu tình trạng đau bụng dưới này không được xử lý sớm thì rất có thể chúng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của phụ nữ.
3. Chị em cần lưu ý thêm những điều gì khi sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai?
Bên cạnh hiện tượng đau vùng bụng dưới, chị em cũng cần lưu ý áp dụng một số điều sau để đảm bảo vòng tránh thai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ:
– Nên tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để có thể thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai này. Điều đó giúp chị em có thể an tâm vào tay nghề của bác sĩ, cũng như giúp quá trình đặt vòng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
– Sau khi thực hiện quá trình đặt vòng, chị em cần lưu ý về chế độ nghỉ ngơi, hoạt động hàng ngày cẩn thận, tránh hiện tượng vòng bị xô lệch ra khỏi vị trí cũ hay di chuyển, làm ảnh hưởng tới vị trí khác.
– Chị em không nên di chuyển nhiều, bê vác vật nặng hay làm việc quá sức ngay sau khi thực hiện đặt vòng.
– Giữ vệ sinh khu vực vùng kín cẩn thận, tránh thụt rửa sâu vào vùng âm đạo. Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp với môi trường vùng kín.
– Theo dõi sức khỏe sau đặt vòng kỹ càng. Nếu có bất cứ dấu hiệu khác thường nào thì chị em cần đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và xử lý.
– Sau khi đặt vòng, chị em cũng cần chủ động đi thăm khám phụ khoa định kỳ từ 6 tháng tới 1 năm 1 lần để tầm soát các bệnh lý phụ khoa, cũng như kiểm tra tình trạng của vòng tránh thai.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI với đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến trên Thế giới sẽ giúp chị em an tâm khi cần thăm khám, điều trị các bệnh sản phụ khoa.
Để được đặt lịch thăm khám với bác sĩ hoặc tư vấn thêm thông tin chi tiết, chị em vui lòng liên hệ tới Thu Cúc TCI để chúng tôi có thể hỗ trợ cho chị em một cách nhanh nhất nhé.