Hầu hết mọi người đều quan tâm đến mối quan hệ giữa trào ngược dạ dày và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên mối quan hệ giữa trào ngược dạ dày và hệ hô hấp lại được rất ít người biết đến. Trào ngược dạ dày lên mũi là dấu hiệu nhận biết cho thấy bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra những ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp khắc phục nhé.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày lên mũi
Trào ngược dạ dày lên mũi là một tình trạng mà người bệnh có thể gặp khi bị trào ngược. Trào ngược xảy ra do tăng tiết acid dạ dày và rối loạn hoạt động cơ thắt thực quản dưới. Điều này gây trào ngược không chỉ ảnh hưởng đến thực quản mà còn làm tổn thương thanh quản. Đồng thời khiến niêm mạc mũi bị tổn thương do acid dịch vị.
2. Trào ngược dạ dày lên mũi gây ra tình trạng nào
2.1. Gây viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc phía trong các cạnh mũi, gây tăng tiết nhầy và tắc nghẽn xoang. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm xoang là do nhiễm trùng, dị ứng, tuyến nhầy niêm mạc hoạt động quá mạnh…và có thể do trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày và viêm xoang có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng có thể rất ít người biết đến.
– Acid dạ dày trào ngược lên mũi họng, gây viêm nhiễm trong niêm mạc mũi, phù nề và làm tắc các lỗ thông mũi dẫn đến viêm xoang.
– Niêm mạc mũi phù nề gây ứ đọng dịch trong khoang mũi. Từ đó làm giảm oxy và giảm áp suất trong khoang mũi khiến niêm mạc dày lên, tăng tiết dẫn đến viêm xoang.
– Vi khuẩn Hp có trong dạ dày khi trào ngược lên mũi sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp, gây viêm xoang
– Trào ngược lên mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm xoang.
2.2. Trào ngược lên mũi gây ho
– Khi dịch vị trào ngược lên thanh quản kích thích cơ chế phản xạ đường hô hấp dưới không cho acid dạ dày vào phổi.
– Khi acid dịch vị tấn công thanh quản, cơ chế loại bỏ trên đường hô hấp được kích hoạt để đẩy các yếu tố gây hại tới đường hô hấp ra khỏi cơ thể.
Phân biệt cơn ho thường và ho do trào ngược lên mũi:
– Ho kéo dài trên một tháng với tần suất ngày càng nhiều hơn
– Cổ họng bị sưng đỏ, xuất hiện cảm giác nghẹn khi nuốt
– Ho nhiều sau khi ăn hoặc về đêm, khi đang nằm
– Cảm thấy nóng rát giữa ngực và sau xương ức
– Khàn giọng vào buổi sáng.
2.3. Trào ngược lên mũi gây viêm họng và phù nề họng
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng và phù nề họng này là do nhiễm trùng, thay đổi thời tiết, tiếp xúc với các hóa chất…và cũng có thể do acid dịch vị trong dạ dày trào ngược lên cổ họng. Để xác định được viêm phù nề họng do trào ngược dạ dày hay không bạn có thể dựa vào các triệu chứng:
– Ngạt thở và thắt chặt ở cổ họng
– Ho dai dẳng, kéo dài, mức độ ngày càng tăng
– Thức ăn nghẹn lại tại cổ họng
– Khàn giọng
– Nóng rát phần thực quản và khoang miệng
– Miệng có mùi hôi và có vị chua do acid.
2.4. Trào ngược lên mũi gây viêm thanh quản
Thanh quản là bộ phận nằm giữa ngã ba miệng và khí quản. Khi acid dịch vị trong dạ dày trào ngược trở lại, chúng có thể trào ngược từ dạ dày lên mũi, đi qua thanh quản và gây tổn thương, gây viêm thanh quản. Viêm thanh quản do trào ngược dạ dày người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:
– Khàn tiếng, mất giọng
– Cổ họng bị vướng, nóng rát
– Cổ họng bị kích ứng, ho dai dẳng, thường xuyên hắng giọng
– Chứa nhiều chất nhầy trong cổ họng
– Cổ họng luôn có vị chua hoặc đắng
2.5. Trào ngược lên mũi gây một số biến chứng về tai mũi họng
Bên cạnh các biến chứng nêu trên, trào ngược lên mũi còn có thể gây ra một số bệnh khác trên đường hô hấp như: hen suyễn, giãn phế quản, viêm phế quản, viêm amidan, polyp thanh quản, ung thư thanh quản, ung thư vòm họng…
3. Giải pháp khắc phục tình trạng trào ngược lên mũi
Trào ngược dạ dày lên mũi thường xuất hiện khi bệnh trào ngược đã bước vào giai đoạn nặng. Lúc này bắt đầu xuất hiện những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và hệ hô hấp. Vì vậy, để loại bỏ những triệu chứng khó chịu và bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách:
3.1. Thăm khám và tuân thủ điều trị
– Nhanh chóng thăm khám chuyên khoa tại các cơ sở y tế để được tư vấn, tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh, xác định mức độ bệnh hiện tại và có phương án điều trị phù hợp nhất.
– Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc cũng như thay đổi những thói quen trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
3.2. Kết hợp ăn uống và sinh hoạt khoa học cải thiện trào ngược dạ dày lên mũi
Đặc biệt người bệnh cần kết hợp thói quen ăn uống và sinh hoạt lành lạnh, bởi đây cũng là yếu tố quan trong góp phần hỗ trợ bệnh nhanh chóng hồi phục. Nên tránh ăn các thực phẩm và gia vị chua cay, tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn. Nên ăn đầy đủ các bữa trong ngày và ăn đúng giờ. Đồng thời nên đi ngủ sớm để dạ dày được nghỉ ngơi và nhanh hồi phục hơn. Tập luyện cũng là cách giúp hỗ trợ bệnh cải thiện tốt hơn, người bệnh có thể chọn lựa các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền,….
Trào ngược dạ dày lên mũi không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh trào ngược đã chuyển biến nặng. Do vậy hãy thăm khám và điều trị trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI triển khai thực hiện các kỹ thuật thăm dò rối loạn vận động và chức năng đường tiêu hóa gồm có:
– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản.
– Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Trong trường hợp bạn bị ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, nuốt vướng, nghẹn khi ăn hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc chống trào ngược nhưng không khỏi thì cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị đúng phác đồ. Liên hệ hotline 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết.