Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cần thực hiện ngay lập tức trong những giờ đầu, nhằm hạn chế nguy cơ tử vong và di chứng. Mỗi người cần hiểu rõ quy trình cấp cứu và cách phòng ngừa hiệu quả để ứng phó với cơn đột quỵ bất ngờ.
Menu xem nhanh:
1. Cấp cứu sớm tăng tỉ lệ sống
Bệnh đột quỵ não là nguyên nhân tử vong xếp thứ ba trên toàn cầu và là nguyên nhân số một gây tàn phế, giảm chất lượng sống.
Ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ tăng đáng kể. Với tính chất bệnh cần được chẩn đoán sớm, kịp thời và bác sĩ có quyết định chính xác, kịp thời… mới có thể cứu sống được bệnh nhân và giúp họ phục hồi sức khoẻ và giảm tỷ lệ tàn phế.
Đặc biệt, cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cần thực hiện sớm. Nếu không, bệnh nhân sẽ bị rơi vào trạng thái hôn mê, tê liệt nửa người hoàn toàn, cuối cùng là mất mạng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, kiến thức này lại khá hiếm người biết đến.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tỷ lệ chết vì đột quỵ đã giảm. Tuy nhiên, số người bị tàn phế vì đột quỵ vẫn có chiều hướng gia tăng. Mức độ phục hồi phụ thuộc rất lớn vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được khám, chẩn đoán và điều trị.
Nếu bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não được đưa vào viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ, nếu được điều trị kịp thời với thuốc tiêu huyết khối, sự hồi phục sẽ vô cùng khả quan. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2-3% bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não được điều trị với thuốc tiêu sợi huyết đúng thời điểm 3 giờ vàng.
2. Gánh nặng do đột quỵ não để lại
Mặc dù ở Việt Nam chưa có thống kê chính xác về chi phí điều trị, nhưng cứ một bệnh nhân đột quỵ có mức tàn phế trung bình sẽ mất thêm một lao động. Nếu di chứng nặng phải lệ thuộc người khác thì gia đình sẽ phải thuê thêm một người chăm sóc.
Tuy nhiên, nếu chủ động phòng ngừa và điều trị đúng cách, hậu quả tiêu cực sẽ giảm đi đáng kể. Để phòng ngừa, xử trí bệnh nhân đột quỵ hiệu quả, bệnh nhân phải được đưa vào bệnh viện sớm để có phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài điều trị đợt cấp, người bệnh còn phải dự phòng biến chứng, kết hợp vận động và phục hồi chức năng.
3. Nguyên nhân bệnh nhân đột quỵ cấp cứu muộn?
Theo các bác sĩ, bệnh nhân đột quỵ não hay bỏ qua giờ vàng cấp cứu vì nhiều lý do. Trong đó “giờ vàng” là điều không phải ai cũng nắm bắt được.
– Đa phần bệnh nhân có dấu hiệu của đột quỵ đều nghĩ do cảm, vì vậy hay chủ quan, tự ý mua thuốc ở nhà, chỉ khi bệnh chuyển nặng mới nhập viện cấp cứu.
– Thứ hai, với các bệnh nhân cần cấp cứu ngay cũng đã mất một khoảng thời gian nhất định, khi vào đến bệnh viện thì đã là giờ thứ 3 hoặc giờ thứ 4.
– Thứ ba, công tác tổ chức cấp cứu đột quỵ tại một số bệnh viện còn chậm. Tại bệnh viện có thể bệnh nhân phải nằm tại khoa cấp cứu trong nhiều giờ để chờ bác sĩ từ các khoa đến để thăm khám, chẩn đoán xong mới được chuyển sang chụp mạch máu não. Như vậy, bệnh nhân mất luôn cơ hội của 3-6 giờ đầu tiên. Trong số đó, đột quỵ não cần phải cấp cứu càng sớm càng tốt.
4. Quy trình cấp cứu “giờ vàng” cho bệnh nhân đột quỵ
4.1. Nâng cao kiến thức cấp cứu bệnh nhân đột quỵ
Để xử trí sớm bệnh trong giờ vàng, bệnh nhân cần nâng cao kiến thức hiểu biết về triệu chứng sớm của đột quỵ để có phương án xử trí ngày khi bệnh xảy ra. Bệnh nhân cần được cấp cứu, vận chuyển kịp thời đến những cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, người bệnh không được tự dùng thuốc tại nhà.
4.2. Đảm bảo nhân lực và thiết bị cấp cứu bệnh nhân đột quỵ
Tại mỗi bệnh viện, cần bảo đảm sự có mặt của bác sĩ chuyên khoa, trang thiết bị y tế hiện đại để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não nhanh và thuận tiện. Khi nhận được thông tin bệnh nhân đột quỵ não cần cấp cứu, các bác sĩ ở chuyên khoa thần kinh cùng các khoa khác cần có mặt để cùng đánh giá tình hình của bệnh nhân.
4.3. Theo dõi bệnh nhân sau cấp cứu đột quỵ
Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang khoa chẩn đoán hình ảnh. Các bác sĩ cần tiến hành hội chẩn liên khoa để có phương án thích hợp và nhanh chóng phương pháp điều trị. Sau khi được cấp cứu, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, điều trị tích cực tại phòng bệnh, đề phòng các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra.
5. Giải pháp phòng đột quỵ xuất huyết não
5.1 Điều trị các bệnh lý có sẵn
– Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới đột quỵ. Do đó, với người đã từng đột quỵ, nên thường xuyên kiểm tra huyết áp và giữ huyết áp ổn định theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
– Kiểm soát tiểu đường: Tuân thủ chế độ ăn uống và sử dụng thuốc tây theo chỉ định nhằm duy trì đường huyết ổn định.
– Giảm cholesterol: Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh xa những loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ và cholesterol nhằm duy trì cholesterol trong máu ở ngưỡng bình thường sẽ giúp bạn có thể phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não.
5.2 Thay đổi lối sống
– Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến đột quỵ tái phát. Vì thế, để phòng ngừa, nên ngừng hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá.
– Tập thể dục thường xuyên: Vận động giúp tăng cường thể lực và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Bạn nên đi bộ nhẹ, tập yoga, bơi. .. để ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
– Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý và không thừa cân quá nhiều cũng là một yếu tố giúp bạn giảm nguy cơ mắc đột quỵ nhiều lần.
– Uống thuốc điều độ: Tuân thủ các chỉ dẫn về thời gian uống thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ khi có bất cứ vấn đề gì
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế các thực phẩm nhiều muối. Đặc biệt nên tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích, thực phẩm giàu chất béo, các loại đồ ngọt…
5.3 Tầm soát nguy cơ đột quỵ
Chủ động thăm khám, tầm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ là phương án phòng ngừa đột quỵ mà các chuyên gia khuyến cáo. Bên cạnh đó, không nên chủ quan từng bị đột quỵ sẽ không bị lại. Người bệnh cần hiểu rằng, nguy cơ bị đột quỵ tái phát sẽ cao và di chứng nặng nề hơn nên việc thăm khám, tầm soát là vô cùng quan trọng.