Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không là vấn đề nhiều người băn khoăn. Bởi các triệu chứng của bệnh thường gây cảm giác khó chịu và bất tiện cho việc đi lại khiến nhiều người ngại vận động dẫn đến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Menu xem nhanh:
Giãn tĩnh mạch chân là gì?
Theo bác sĩ chuyên khoa II, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan giải thích hệ tĩnh mạch có cấu tạo như một mạng lưới gồm các cấu trúc hình ống. Các tĩnh mạch nhỏ ở xa sẽ dẫn máu về tĩnh mạch lớn hơn, sau đó đổ về tim.
Bệnh suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch hư và không thể khép kín. Khi đó, máu chảy ngược xuống dưới theo chỗ hở của van tĩnh mạch, làm ứ đọng và tăng áp lực tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng tốt khi có tình trạng tăng áp lực, trong khi tĩnh mạch nông vốn được bao quanh bởi mô liên kết lỏng lẻo sẽ giãn to ra và viêm.
Hiện tượng máu ứ đọng làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, giãn tĩnh mạch nông, phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét.
Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Bệnh giãn tĩnh mạch chân thường gây ra cảm giác khó chịu và bất tiện trong việc đi lại cho người bệnh. Chính vì vậy mà nhiều người bệnh còn lầm tưởng rằng khi di chuyển, vận động nhiều sẽ khiến cho bệnh nặng hơn nên đã hạn chế tối đa khả năng di chuyển của bản thân.
Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Thị Kim Loan cho biết: phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đều hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng. Và đi bộ được chứng minh là có những tác động tích cực giúp khắc phục tình trạng trên.
Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.
Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều cho biết cảm thấy dễ chịu hơn sau một thời gian đi bộ và thay đổi lối sống.
Liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ giải đáp băn khoăn hoặc đăng ký khám chữa bệnh hiệu quả.