Tiểu cầu là thành phần của máu giúp tạo thành cục máu đông hay nói cách khác tiểu cầu giúp cơ thể cầm máu. Vậy giảm tiểu cầu nguy hiểm như thế nào? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Menu xem nhanh:
1. Xuất huyết trong
Não và đường tiêu hóa là 2 cơ quan dễ bị xuất huyết nhất khi bị giảm tiểu cầu. Xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa thường không biểu hiện ra bên ngoài nên thường phát hiện muộn. Ban đầu xuất huyết tiêu hóa có biểu hiện rất bình thường như: sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, nhưng không nhiều và bắt đầu xuất hiện những chấm xuất huyết trên da, người xanh xao.
Bên cạnh đó, xuất huyết não cũng rất khó nhận biết, vì biểu hiện ban đầu thường không rõ ràng, nhưng rất dễ tử vong. Ban đầu, người bệnh thường sốt, nhức đầu, ngay sau đó bị tê liệt tay, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê, rồi tử vong.
Để chẩn đoán xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa chính xác, người bệnh cần làm các xét nghiệm như: chụp CT, chụp MRI; xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi dạ dày để xác định xuất huyết tiêu hóa.
2. Xuất huyết dưới da
Khi bị giảm tiểu cầu, người bệnh có thể bị xuất huyết dưới da, thường có biểu hiện như nổi chấm màu hồng, hoặc đỏ dưới da. Những chấm đỏ này sẽ không bị mất đi dưới tác dụng của áp lực khi bạn ấn lên vùng da này. Hơn nữa, khi bị giảm tiểu cầu người bệnh còn có các triệu chứng như giác mạc bị đỏ, chảy máu tự phát ở nướu răng hoặc mũi. Điều trị xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu tự phát còn phụ thuộc vào các triệu chứng và số lượng tiểu cầu. Nếu không có dấu hiệu chảy máu và số lượng tiểu cầu không quá thấp thì không cần điều trị. Tuy nhiên nếu chảy máu nhiều và số lượng tiểu cầu thấp thì người bệnh cần được điều trị bằng thuốc, truyền tiểu cầu hoặc phẫu thuật.
3. Thời gian chảy máu kéo dài
Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu. Khi gặp chấn thương, tiểu cầu sẽ tập trung thành từng đám và dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương, giải phóng yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu khi có vết thương và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu bị giảm quá mức thì quá trình đông máu không được thực hiện, gây ra hiện tượng chảy máu kéo dài. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh giảm tiểu cầu có tử vong do mất quá nhiều máu.
4. Hội chứng chèn ép tim
Tiểu cầu thấp xảy ra do dùng thuốc chống đông máu heparin có thể dẫn đến hội chứng chèn ép tim. Heparin giúp làm giảm cục máu đông tuy nhiên cũng gây tích tụ chất lỏng và máu trong lớp lót bao quanh trái tim. Khi chất lỏng và máu tích tụ trong tim quá nhiều sẽ gây áp lực lên trái tim và dẫn đến hội chứng chèn ép tim. Các triệu chứng thường gặp khi bị hội chứng chèn ép tim là đau ngực, khó thở, lo lắng.