Nhiệt miệng chảy máu chân răng là tình trạng gây khó chịu, đau nhức cho người mắc. Vậy đâu là giải pháp khắc phục triệu chứng bệnh?
Menu xem nhanh:
1. Hiểu rõ bệnh nhiệt miệng chảy máu chân răng
Nhiệt miệng làm chảy máu chân răng là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở khá nhiều người. Bệnh chỉ cần chăm sóc răng miệng cẩn thận và ổn định chế độ ăn uống là có thể tự khỏi.
1.1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng chảy máu chân răng
Tình trạng nhiệt miệng dẫn đến chảy máu chân răng là khi mô mềm quanh răng bị tổn thương, làm các mao mạch bị vỡ chảy máu. Dưới đây là một số nguyên nhân chính của nhiệt miệng gây chảy máu:
– Các vi khuẩn gây nấm khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công vào khoang miệng và gây nên các bệnh về răng miệng.
– Ăn đồ cay nóng, thức uống có gas
– Sinh hoạt không điều độ, ngủ nghỉ không hợp lý
– Viêm lợi: Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Thông thường, lợi sẽ bị kích thích sưng đỏ, tấy
– Viêm quanh răng: Bệnh viêm lợi nếu không kịp thời điều trị sẽ làm hỏng mô và xương nâng đỡ răng, khiến nướu bị tổn thương nặng, lợi kém săn chắc, tụt khỏi chân răng.
– Nướu lợi thiếu dinh dưỡng: Theo nghiên cứu, vitamin C và K là 2 yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng chảy máu chân răng. Thiếu 2 loại vitamin này, nướu lợi dễ bị tấn công gây sưng, mưng mủ, chảy máu.
– Thay đổi nội tiết tố: Thời kỳ mang thai hoặc dậy thì có thể khiến nướu lợi nhạy cảm gây nên xuất huyết chân răng.
1.2. Tác hại của nhiệt miệng chảy máu chân răng
Thực tế, nhiệt miệng gây xuất huyết nướu lợi không phải là tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Đa phần tình trạng này sẽ giảm nếu bạn vệ sinh răng miệng đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp bệnh vẫn diễn biến tái phát, chảy máu đều thì bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời, bởi đây có thể là cảnh báo của bệnh nguy hiểm. Như:
– Tiểu đường: Đối tượng mắc bệnh này thường có hệ miễn dịch yếu kém, kháng thể suy giảm để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài, virus dễ tấn công vào lợi nướu. Theo đó, lượng đường huyết cao thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa, các mao mạch tổn thương, giảm vận chuyển máu đến nướu.
– Hạ tiểu cầu: Thường đối với người u bướu, tiểu cầu sẽ suy giảm dẫn đến tình trạng chân răng, nướu chảy máu. Tiểu cầu được xem là thành phần quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp tới quá trình cầm máu của cơ thể.
2. Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?
Nếu có những dấu hiệu nhiệt miệng chảy máu chân răng thì tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị.
Việc phòng ngừa bệnh cũng là yếu tố quan trọng để bệnh không tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến nướu lợi và đường răng miệng.
– Tuân thủ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách: Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để giữ gìn răng miệng sạch và không có bã thức ăn bám lại chân răng. Chú ý cách lựa chọn bàn chải, bàn chải mềm giúp ngăn kích ứng các mô mỏng quanh miệng.
– Thường xuyên súc miệng hàng ngày để loại bỏ các vi khuẩn bám trong khoang miệng
– Khám răng – hàm – mặt định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể và có biện pháp điều trị kịp thời
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cũng đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ khoang miệng. Thực phẩm có tính mát và nhiều vitamin giúp giảm kích ứng.
– Sữa chua và pho mát
– Rau nấu chín
– Khoai tây nghiền trộn thêm sữa để tăng cường dinh dưỡng
– Trái cây đóng hộp, nấu chín
– Ngũ cốc nấu chín kèm sữa hoặc bột yến mạch
– Thịt cắt nhỏ, nấu chín
– Bơ đậu phộng nguyên chất
– Súp nấu chín
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết cho quý vị các phương pháp khắc phục tình trạng nhiệt miệng chảy máu chân răng.