Viêm tụy cấp là một dạng rối loạn nghiêm trọng có tỷ lệ gây tử vong cao nên tuyệt đối không thể chủ quan. Một trong những thắc mắc được quan tâm là viêm tụy cấp có tái phát không, nếu có thì đâu là nguyên nhân gây tái phát bệnh và phương án khắc phục là gì? Tìm hiểu ngay.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy dẫn đến tổn thương các tế bào nang tuyến do có sự tự tiêu hủy của men tụy. Viêm tụy cấp diễn ra theo các mức độ nhẹ đến nặng. Trường hợp viêm tụy nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong.
Nhận biết sớm các triệu chứng viêm tụy cấp để nhanh chóng phát hiện bệnh và kịp thời có phương án cấp cứu. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ viêm tụy, các dấu hiệu bệnh thường gặp nhất bao gồm:
– Đau bụng trên, co cứng thành bụng
– Đau bụng lan ra sau lưng
– Sốt
– Mạch nhanh
– Buồn nôn/ nôn mửa
– Chướng bụng
– Ăn uống kém
– Vàng da (trường hợp viêm tụy do có sỏi túi mật)
– Các triệu chứng viêm tụy nặng như suy hô hấp, tụt huyết áp, sốc, sốt cao, da nhợt nhạt, tim đập nhanh,…
2. Biến chứng viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp đặc biệt nguy hiểm do có diễn tiến bệnh trở nặng nhanh chóng kèm theo những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
– Suy thận: Người bệnh viêm tụy cấp nặng có thể gây suy thận, nhiều trường hợp suy thận nặng cần phải lọc máu.
– Tổn thương phổi: Biến chứng viêm tụy cấp làm tràn dịch màng phổi và gây suy hô hấp. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí tại phổi, gây tổn thương phổi và giảm oxy máu.
– Nhiễm trùng: Đây là biến chứng nghiêm trọng với tỷ lệ gây tử vong cao. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới sự hình thành các ổ áp xe ở tuyến tụy. Hậu quả là gây viêm phúc mạc toàn thể và hoại tử mô.
– Nang giả tụy: Viêm tụy cấp làm tích tụ các chất lỏng và các mảnh trong các túi giống như nang tuyến tụy. Khi một nang giả lớn vỡ có thể gây ra các biến chứng khó lường như chảy máu và nhiễm trùng nặng.
– Suy dinh dưỡng: Khi bị viêm sưng, các enzyme tuyến tụy cần thiết sẽ được sản xuất ít đi. Từ đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu hóa và khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài và giảm cân nhanh.
3. Viêm tụy cấp có thể tái phát bệnh không?
Viêm tụy cấp là bệnh lý rất dễ tái phát kể cả khi bệnh đã được điều trị khỏi. Nhiều trường hợp, bệnh viêm tụy có thể tái đi tái lại nhiều lần trong một tháng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Những đối tượng có nguy cơ tái phát bệnh cao gồm có:
– Người nghiện rượu bia
– Người hút thuốc lá
– Người có chế độ ăn dung nạp nhiều chất béo, người bệnh bị mỡ máu cao
– Người bệnh sỏi túi mật
– Người có các bệnh nền như cao huyết áp, đái tháo đường, người bệnh thận, bệnh tim mạch,…
– Tiền sử gia đình có thành viên mắc viêm tụy.
Người bệnh viêm tụy cấp và đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ tái phát bệnh cao kể trên cần đặc biệt lưu ý thực hiện chế độ ăn khoa học, cân đối dưỡng chất, hạn chế chất béo và không quên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng bệnh hiệu quả. Theo khuyến cáo, người bệnh viêm tụy cấp cần kiểm tra 2 lần/năm với người có sức khỏe bình thường và kiểm tra 4-6 lần/năm với người có yếu tố nguy cơ cao.
4. Nguyên nhân tái phát viêm tụy cấp và cách khắc phục
4.1. Viêm tụy cấp có tái phát lại bệnh không? Tái phát do rượu bia
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi lượng cồn trong máu cao lên sẽ dẫn đến việc gia tăng sản xuất enzyme của tuyến tụy và còn làm tăng tính thấm của ống tụy. Theo đó, men tụy sẽ tiếp xúc với nhu mô tụy nhiều hơn, kéo theo tình trạng tự tiêu hủy tế bào tụy. Đây cũng là khởi phát của quá trình viêm tụy cấp do uống nhiều rượu bia. Trên thực tế, mỗi lần bạn uống nhiều rượu bia đều có nguy cơ gây viêm tụy cấp.
Giải pháp: Người bệnh viêm tụy cấp cần loại bỏ tuyệt đối rượu bia và các đồ uống chứa cồn hay chất kích thích. Đặc biệt, ở người nghiện rượu mạn tính cần có phương án cai rượu nhanh chóng.
4.2. Viêm tụy cấp tái phát do mỡ máu tăng cao
Viêm tụy cấp do tăng chỉ số mỡ máu triglyceride chiếm khoảng 7% các trường hợp mắc bệnh lý này. Khi nồng độ triglyceride vượt quá ngưỡng 1.000mg/dL (lớn hơn 11,3 mmol/L), nguy cơ gây viêm tụy cấp là cực kỳ cao. Theo đó, ở những người mỡ máu cao, dung nạp nhiều chất béo sẽ làm tái phát bệnh viêm tụy cấp.
Giải pháp: Người bệnh cần kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu luôn ở trạng thái bình thường bằng cách thay đổi chế độ ăn lành mạnh, hạn chế chất béo và tập thói quen vận động điều độ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động kiểm tra định kỳ chỉ số mỡ máu ít nhất 6 tháng/lần để kịp thời điều chỉnh khi có dấu hiệu mỡ máu tăng.
4.3. Viêm tụy cấp có tái phát không? Tái phát do sỏi túi mật
Các trường hợp có sỏi ở ống mật chủ làm tắc ống mật, dịch mật sẽ trào ngược vào trong ống tụy và làm pH dịch tụy trở nên kiềm hóa giống pH ở tá tràng. Khi đó các men tụy được kích hoạt và hoạt động ngay trong lòng ống tụy. Kết quả là các tế bào tụy bị phá hủy bởi chính dịch tụy và dẫn đến viêm tụy cấp.
Giải pháp: Người bệnh có sỏi túi mật cần thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự hình thành sỏi trong túi mật bằng cách ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, tăng cường ăn chất xơ, trái cây tươi, ngũ cốc và các loại hạt,… Với nhiều trường hợp sỏi túi mật to, người bệnh có thể phải thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để ngăn chặn tình trạng gây tắc nghẽn.
Như vậy, trả lời câu hỏi viêm tụy cấp có tái phát không đó là có. Bên cạnh 3 nguyên nhân chính kể trên thì các trường hợp viêm tụy cấp tái phát còn có thể đến từ các yếu tố khác. Người bệnh thực hiện thăm khám và tuân thủ đúng phương án điều trị cũng như các biện pháp phòng bệnh được bác sĩ chỉ định.