Câu hỏi: Viêm kết mạc lây qua đường nào là vấn đề thắc mắc chung của rất nhiều người trong chúng ta. Theo đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà viêm kết mạc có thể lây lan ra cộng đồng hoặc không. Cùng đọc bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để có câu trả lời cụ thể và chi tiết nhé.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm kết mạc có lây nhiễm hay không?
1.1. Khái niệm bệnh lý viêm kết mạc là gì?
Viêm kết mạc hay còn được gọi với cái tên khác là bệnh lý đau mắt đỏ. Đây là 1 loại bệnh có tính chất phổ biến, thường gặp ở tất cả mọi đối tượng. Tuy nhiên, trẻ em ở lứa tuổi mầm non, tiểu học là những đối tượng có xu hướng hay mắc bệnh hơn bình thường bởi trẻ có sức đề kháng hơn, thường xuyên tiếp xúc trong không gian kín của lớp học.
Bệnh đau mắt đỏ xảy ra khiến mắt bị đỏ, sưng tấy, cộm ngứa khó chịu. Nếu không có biện pháp phát hiện và điều trị dứt điểm, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
1.2. Viêm kết mạc lây qua đường nào chủ yếu?
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bệnh lý viêm kết mạc sẽ có thể lây lan cho người khác hay không.
1.2.1. Viêm kết mạc do sự tấn công của vi khuẩn và virus
Nếu mắc bệnh viêm kết mạc nguyên nhân do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus thì khả năng lây lan bệnh cho cộng đồng là có. Vi khuẩn, virus có khả năng lây lan từ người bệnh sang người bình thường khi có xuất hiện các dịch nhầy, mủ chảy từ mắt. Lúc này, mắt đã bị viêm nhiễm và hình thành các mủ dính. Nếu có sự tiếp xúc gần với người bệnh và các dịch mủ này thì khả năng lây bệnh là rất cao.
Viêm kết mạc do virus gây ra cũng có thể dễ dàng lây lan khi người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Tình trạng lây lan sẽ kéo dài cho tới khi kết thúc các triệu chứng.
Bên cạnh đó, bệnh lý viêm kết mạc có thể lây lan qua việc dùng tay chạm vào mắt mà bàn tay đó đã tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật người bệnh đã sử dụng, hoặc đã nhiễm vi khuẩn, virus trước đó. Viêm kết mạc cũng có thể lây ra cộng đồng qua đường không khí, giọt bắn khi người bệnh hắt xì hơi, ho hắng, nói chuyện.
1.2.2. Viêm kết mạc do dị ứng gây ra
Đối với dạng viêm kết mạc này thường không có tính lây lan ra cộng đồng. Bởi lúc này người bệnh bị viêm kết mạc do dị ứng với các kháng nguyên: bụi bẩn, lông động vật, mỹ phẩm, phấn hoa,…Những yếu tố kháng nguyên này không phải ai cũng xảy ra dị ứng mà chỉ gây dị ứng đối với người có cơ địa mẫn cảm.
Nếu trong trường hợp trẻ đã từng có tiền sử bị mắc các loại bệnh dị ứng khác thì trẻ cũng rất dễ bị viêm kết mạc. Một số biểu hiện bị viêm kết mạc dị ứng ở trẻ đó là: chảy nước mũi, hắt xì hơi, ngứa ngáy vùng mắt, chảy nước mắt,…
1.3. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng?
Mặc dù viêm kết mạc có thể xảy ra với mọi đối tượng. Tuy nhiên ở một số đối tượng sau đây sẽ dễ có khả năng mắc bệnh hơn cả:
– Người có tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mắt, mũi, họng của người nhiễm bệnh.
– Người thường xuyên tiếp xúc với các kháng nguyên dễ gây dị ứng.
– Người sinh sống trong khu vực có môi trường ô nhiễm.
– Đối tượng thường xuyên sử dụng các loại kính áp tròng trong thời gian dài.
2. Những điều cần làm để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh viêm giác mạc
Cần thực hiện một số điều sau để hạn chế khả năng lây nhiễm của bệnh viêm giác mạc cho cộng đồng:
– Thường xuyên vệ sinh tay cẩn thận bằng xà phòng, trước khi ăn uống, hay khi chạm vào vùng mắt.
– Hạn chế chạm tay vào mắt, dụi mắt hay xoa mắt.
– Thường xuyên vệ sinh cả 2 bên vùng mắt bằng nước muối sinh lý. Nếu mắt đang bị mắc bệnh thì cần rửa mắt liên tục với khăn sạch.
– Không sử dụng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân với người bệnh để đề phòng lây lan.
– Không sử dụng chung lọ thuốc nhỏ mắt nếu mắt đang bị mắc bệnh.
– Thay định kỳ chăn, ga, gối. Giữ vệ sinh nhà cửa cẩn thận.
– Nếu mắt đang bị viêm giác mạc thì cần ngưng sử dụng kính áp tròng.
– Hạn chế tắm rửa tại các khu vực công cộng như bể bơi.
3. Phải làm sao để phòng tránh viêm kết mạc tái phát?
Nếu đã từng bị viêm giác mạc, bạn cần lưu ý một số điều sau để phòng tránh khả năng tái phát bệnh:
– Tránh xa các kháng nguyên có thể là tác nhân gây bệnh như: lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm,…
– Không nên sử dụng chung đồ mỹ phẩm, nhất là các loại mỹ phẩm cho vùng mắt với người khác.
– Sử dụng kính áp tròng theo chỉ định của nhà sản xuất. Không sử dụng các loại kính áp tròng đã hết hạn.
– Làm sạch kính áp tròng và vùng mắt sau mỗi lần đeo.
– Khi đi ra ngoài nên chuẩn bị kính râm hoặc kính trắng bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
4. Những loại thực phẩm cần kiêng khi bị viêm kết mạc
Trong trường hợp bị viêm kết mạc, người bệnh cần hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm sau đây để giúp tình hình bệnh mau chóng được cải thiện:
– Các loại thực phẩm có nguy cơ dễ gây dị ứng.
– Hạn chế sử dụng các đồ ăn, thực phẩm có chứa nhiều gia vị, đồ cay,…Các thực phẩm có vị cay sẽ khiến bạn dễ bị chảy nước mắt cũng như tạo kích thích làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
– Tránh xa các đồ uống nhiều chất kích thích, chứa ga, cồn như: rượu, bia, cafe,…Những loại thực phẩm này không đem lại tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn cho mắt điều độ, hợp lý. Hạn chế thức quá khuya, sử dụng nhiều các thiết bị điện tử (TV, điện thoại, máy tính). Người bệnh cần giữ cho đôi mắt được nghỉ ngơi và có thời gian hồi phục.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm kết mạc cũng cần chủ động đi thăm khám mắt với bác sĩ nhãn khoa nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, nặng nề hơn.
Nếu bạn đang cần tư vấn thêm các thông tin khác về bệnh lý viêm kết mạc hoặc các bệnh lý về mắt khác, vui lòng liên hệ tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất.