Không ít người thắc mắc viêm kết mạc điều trị bao lâu bởi mặc dù không quá nguy hiểm nhưng căn bệnh này lại mang đến những bất tiện, khó chịu đáng kể. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm lời giải đáp nhé!
Menu xem nhanh:
1. Viêm kết mạc: Nguyên nhân, biểu hiện như thế nào?
Viêm kết mạc là một trong những bệnh lý liên quan đến mắt phổ biến, thường gặp và được biết đến với cái tên quen thuộc hơn là đau mắt đỏ
Ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị viêm kết mạc nên ngay khi có những biểu hiện dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như được tư vấn cách điều trị phù hợp, tránh biến chứng:
– Nước mắt, dịch tiết chảy nhiều hơn bình thường
– Cảm giác như có dị vật trong mắt, cộm cứng, ngứa mắt, khi quan sát thì không thấy có gì vướng vào
– Sáng dậy thấy khó mở mắt do nhiều mủ mắt dính trên mí mắt
– Mủ mắt nhiều, có thể có màu trắng, xanh hoặc vàng
– Kết mạc bị đỏ ở 1 bên mắt hoặc cả hai mắt
– Đau nhức mắt, khó chịu, giảm thị lực… xuất hiện những biểu hiện này rất có thể bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng.
– Một số trường hợp có thể nổi hạch, kèm theo các biểu hiện toàn thân khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm kết mạc.
Trên đây là những triệu chứng điển hình của tình trạng viêm kết mạc mắt, trên thực tế tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh mà những biểu hiện cũng sẽ có sự khác nhau nhất định cũng như khả năng lây lan khác nhau. Cụ thể:
– Virus gây viêm kết mạc (Adenovirus, virus sởi, quai bị, rubella, Picornavirus, Coronavirus…): triệu chứng xuất hiện ở 1 bên mắt, thường không nổi hạch và có khả năng lây sang 2 mắt cũng như lây lan cho người khác nhanh chóng.
– Vi khuẩn gây viêm kết mạc (lậu cầu, Haemophilus, Pneumonia, Streptococcus…): Triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở 1 mắt sau đó có thể lan sang 2 mắt, có tốc độ tiến triển bệnh nhanh, có thể nổi hạch, khả năng lây lan nhanh cho mọi người.
– Tác nhân dị ứng gây viêm kết mạc (bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, hạt ngũ cốc, sữa…) thường xuất hiện triệu chứng ở cả 2 mắt cùng lúc kèm các biểu hiện toàn thân khác như khó thở, tím tái, nôn mửa… và không có khả năng lây lan nhưng lại có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng tăng nguy cơ bị viêm kết mạc như thời điểm giao mùa, môi trường khói bụi ô nhiễm, sức đề kháng kém, miễn dịch yếu, đeo kính áp tròng thường xuyên, trang điểm mắt nhưng không tẩy trang kỹ…
2. Giải đáp: Điều trị viêm kết mạc bao lâu
2.1 Viêm kết mạc điều trị bao lâu thì khỏi?
Tuy được các chuyên gia đánh giá là bệnh lành tính và không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời nhưng viêm kết mạc lại gây khó chịu ít nhiều đến sinh hoạt của người bệnh, vậy nên điều trị viêm kết mạc bao lâu thì khỏi là thắc mắc của rất nhiều người.
Để biết thời gian lành bệnh viêm kết mạc, cần căn cứ vào nguyên nhân bị bệnh cũng như mức độ bệnh của từng trường hợp.
Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày từ khi phát bệnh nếu nguyên nhân viêm kết mạc do virus mà không cần sử dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu.
Còn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây viêm kết mạc, sẽ cần điều trị riêng biệt và mất khoảng 3 – 4 ngày giảm triệu chứng, 10 – 14 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc loại vi khuẩn gây bệnh để bệnh khỏi hẳn.
Đặc biệt, nếu viêm kết mạc xuất hiện từ những tác nhân dị ứng, thì thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào người bệnh, khi nào giải quyết được các tác nhân dị ứng thì tình trạng viêm kết mạc cũng sẽ được giải quyết
2.2 Viêm kết mạc điều trị bằng phương pháp nào?
Khi bị viêm kết mạc, người bệnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh hay tự ý điều trị tại nhà bởi khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, sử dụng kháng sinh sẽ gây phản tác dụng. Ví dụ những trường hợp viêm kết mạc do virus sẽ không sử dụng kháng sinh mà chỉ dùng chống viêm để giảm tình trạng.
Để biết chính xác phương pháp điều trị bệnh viêm kết mạc nào phù hợp nhất để bệnh nhanh khỏi, tránh biến chứng, hãy đến gặp bác sĩ để được khám, xét nghiệm cần thiết từ đó nhận được tư vấn tốt nhất.
Thông thường, có 3 phương pháp điều trị tình trạng viêm kết mạc chính dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh là:
– Sử dụng nước mắt nhân tạo, nước nhỏ mắt kết hợp vệ sinh mắt sạch sẽ đúng cách nếu viêm kết mạc ở dạng nhẹ hay do tác nhân dị ứng gây ra.
– Sử dụng nước nhỏ mắt chứa kháng sinh với công dụng kháng khuẩn, ngăn chặn bệnh lây lan nếu nguyên nhân viêm kết mạc do vi khuẩn.
– Sử dụng nước nhỏ mắt chứa thành phần kháng viêm để giảm sưng, phù nề, khó chịu cho người bệnh nếu virus là nguyên nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, một số lời khuyên cũng được bác sĩ đưa ra để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh viêm kết mạc nhanh khỏi, tránh tình trạng sẹo kết mạc, suy giảm thị lực, mờ mắt, viêm kết mạc mãn tính… hay những biến chứng khác của viêm kết mạc có thể gây ra.
3. Nguyên tắc trong điều trị và phòng ngừa viêm kết mạc
Có những nguyên tắc trong điều trị và phòng ngừa viêm kết mạc mà ai trong chúng ta cũng nên tuân thủ để căn bệnh khó chịu này không “làm phiền” đôi mắt của chúng ta.
Cụ thể, trong quá trình điều trị bệnh viêm kết mạc, hãy luôn:
– Dùng thuốc và vệ sinh mắt theo chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng quá liều thuốc.
– Không dùng kháng sinh quá 5 ngày, sau 5 ngày dù bệnh khỏi hay chưa thì cũng nên đến gặp bác sĩ để tái khám
– Lưu ý những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng kháng sinh như mờ mắt tạm thời, dị ứng… Nếu tình trạng đau rát mắt hay bất kỳ tình trạng bất thường nào xảy ra sau khi dùng kháng sinh, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn đầu tiên.
– Chủ động đeo kính mắt để bảo vệ cũng như tránh đến nơi đông đúc để không lây lan cho mọi người.
– Chú ý chế độ ăn uống, nên ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành mạnh, tránh thực phẩm dầu mỡ, không đảm bảo, thức ăn nhanh, cay nóng…
Bên cạnh đó, để phòng bệnh viêm kết mạc quay trở lại, hãy chú ý luôn vệ sinh tay sạch sẽ, sát khuẩn đầy đủ, dọn dẹp không gian sống sạch sẽ, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, chủ động tiêm phòng vắc xin đúng và đủ, khám mắt thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần… là những việc cần thiết mà ai cũng nên tuân thủ, qua đó bảo vệ mắt khỏi viêm kết mạc.