Giải đáp: Thay khớp gối có đi lại bình thường được không?

Thay khớp gối là biện pháp điều trị nhằm thay thế cho phần khớp gối bị hư hỏng nặng. Bệnh nhân sau khi thực hiện loại phẫu thuật này thường có băn khoăn về việc thay khớp gối có đi lại bình thường được không. Hãy cùng giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Thay khớp gối nhân tạo là gì?

Phương pháp thay khớp gối được các bác sĩ chuyên khoa điều trị chỉ định cho bệnh nhân thực hiện khi các phương pháp điều trị nội ngoại khoa khác không giúp làm giảm cơn đau khớp và không thể giúp phục hồi chức năng khớp một cách toàn diện. Đây được xem là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân gặp phải các hư hại khớp nặng mà trong quá trình điều trị không có tiến triển khách quan.

Khớp gối nhân tạo được chia thành 3 loại đó là khớp gối nhân tạo không hạn chế, khớp hạn chế một phần và khớp hạn chế toàn phần. Tùy vào tình trạng hư hại khớp gối của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định loại khớp nhân tạo phù hợp để thay. Khớp gối nhân tạo không hạn chế là loại khớp thường được dùng nhất đối với hầu hết các bệnh lý hư khớp gối hiện nay. Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo cũng khá dài nếu được chú ý chăm sóc, theo dõi thường xuyên và thời gian có thể kéo dài lên tới 15 năm.

trả lời: thay khớp gối có đi lại bình thường được không

Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo cũng khá dài nếu được chú ý chăm sóc và theo dõi thường xuyên

2. Làm thế nào để nhận biết nếu cần phẫu thuật thay khớp gối?

Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo có thể là một lựa chọn hàng đầu khi các phương pháp điều trị can thiệp khác không còn giúp bệnh nhân giảm đau. Nếu bệnh nhân bị bệnh khớp tiến triển thì việc thay khớp gối nhân tạo có thể mang lại cơ hội giúp họ quay trở lại các sinh hoạt bình thường.

Một số dấu hiệu có thể kể tới ở bệnh nhân bao gồm thấy đau ở khớp, tình trạng đau còn duy trì sau khi người bệnh sử dụng thuốc giảm đau; họ bị mất khả năng vận động; cứng khớp sau thời gian không hoạt động hoặc nghỉ ngơi; cảm thấy cơn đau tăng lên trong thời tiết ẩm ướt.

Bác sĩ chăm sóc chính của bệnh nhân lúc này có thể tư vấn cho họ tới gặp bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, người sẽ giúp bệnh nhân xác định khi nào là thời gian thích hợp để phẫu thuật đầu gối và loại phẫu thuật đầu gối nào sẽ phù hợp nhất. Bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể quyết định phương pháp phẫu thuật thay khớp gối là không phù hợp nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng, không đủ xương hoặc xương không đủ khỏe để có thể hỗ trợ cho khớp gối nhân tạo.

phẫu thuật thay khớp gối có đi lại bình thường được không

Nếu bạn bị bệnh khớp tiến triển, việc thay khớp gối là phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện bệnh

3. Thay khớp gối có đi lại bình thường được không và các câu hỏi liên quan

3.1. Thay khớp gối có đi lại bình thường được không và thời gian hồi phục là bao lâu?

Sau khi phẫu thuật thay khớp gối khoảng 3 tháng thì người bệnh có thể đi lại và vận động gần như bình thường. Sau 12 tháng thì khớp nhân tạo sẽ được cảm nhận như phần khớp thật của người bệnh.

3.2. Thay khớp gối có đi lại bình thường được không và những điều cần tuân thủ sau phẫu thuật?

Để giúp mau chóng đi lại bình thường sau phẫu thuật thay khớp gối, người bệnh nên tuân thủ những vấn đề sau:

Chườm đá ở quanh vùng khớp gối (khoảng 6 tuần sau khi mổ)

Bệnh nhân cần chườm túi đá xung quanh vùng khớp gối khoảng 20 phút trong mỗi giờ. Một ngày có thể làm nhiều lần (tối thiểu 3 lần), chườm tới khi bệnh nhân thấy dễ chịu, đỡ đau và giảm sưng nề khớp.

Vấn đề chăm sóc vết thương và tắm sau phẫu thuật

– Bệnh nhân được ngồi trên ghế và tắm vòi sen sau mổ ở ngày thứ 4.

– Bệnh nhân cần băng kín vết mổ bằng loại băng không thấm nước trước khi đi tắm.

– Cần đề phòng nguy cơ bị ngã do trơn trượt.

– Tránh tình trạng dồn lực quá nhiều vào vùng chân phẫu thuật.

– Tiến hành cắt chỉ 14 ngày sau phẫu thuật ở phòng khám chấn thương chỉnh hình.

Luyện tập phục hồi chức năng (02 buổi/ngày)

Nhằm gia tăng sức cơ ở xung quanh khớp gối, phòng tránh tình trạng thuyên tắc mạch, duy trì khả năng vận động đi lại theo chỉ định của bác sĩ. Chương trình luyện tập phục hồi chức năng được bắt đầu trước khi phẫu thuật và ngay ngày đầu sau khi phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.

3.3. Người sau phẫu thuật nên vận động thế nào cho đúng cách?

– Khi tập luyện đi lại, bệnh nhân cần phải dùng nạng nách hoặc khung tập đi để giúp tạo sự an toàn.

– Mang nẹp gối khi người bệnh đứng dậy, tập đi và vào buổi tối trước khi ngủ.

– Bệnh nhân chỉ ngồi trên loại ghế có tay vịn. Không quỳ gối, ngồi xổm, vặn người hoặc tập quá sức sau phẫu thuật.

– Nên dùng miếng lót bồn cầu mở rộng để có thể đi vệ sinh dễ dàng hơn.

– Khi bước vào ô tô thì bệnh nhân nên ngồi trên ghế trước, trượt mông ra sau, rồi nhờ người đỡ cả hai chân vào xe cùng lúc.

– Bệnh nhân không được nâng vác vật gì quá 10 kg trong 3 tháng đầu sau mổ.

3.4. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thế nào là hợp lý?

– Người bệnh cần ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng để giúp duy trì khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày và giúp cho vết thương mau lành hơn.

– Tình trạng táo bón có thể xảy ra do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc giảm đau hoặc ít hoạt động sau khi phẫu thuật. Do đó, bệnh nhân cần ăn thức ăn có chứa nhiều chất xơ để giúp ngăn ngừa táo bón.

tư vấn: Thay khớp gối có đi lại bình thường được không

Hãy duy trì chế độ ăn khoa học để giúp bảo vệ sức khỏe

Hơn 90% những người đã thực hiện thay khớp gối toàn phần trải qua sự cải thiện về đau đầu gối và được cải thiện về chức năng. Vì vậy, việc tìm hiểu về phương pháp này là vô cùng cần thiết đối với những người bị đau khớp gối. Đừng quên đi thăm khám định kỳ và hỏi ý kiến của bác sĩ để nắm được liệu mình có phù hợp để thực hiện phương pháp này không nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital