Giúp bạn nắm rõ thay khớp gối có nguy hiểm không

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Một trong các biện pháp điều trị hàng đầu đối với tình trạng viêm xương khớp đó chính là phẫu thuật thay khớp gối. Vậy phẫu thuật thay khớp gối có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Khi nào cần thực hiện phẫu thuật thay khớp gối?

Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối thường được chỉ định đối với các trường hợp sau:

– Bệnh nhân bị cứng khớp hoặc đau khớp nặng gây hạn chế các hoạt động thường ngày như leo cầu thang, đi bộ, đứng lên hoặc ngồi xuống.

– Bệnh nhân đau khớp gối vừa phải hoặc nặng trong mọi thời gian sinh hoạt.

– Bệnh nhân bị viêm và sưng khớp gối mạn tính, tình trạng này không cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc

– Bệnh nhân bị biến dạng khớp gối, khớp gối bị vẹo trong hoặc vẹo ngoài

– Bệnh nhân không thấy sự cải thiện đáng kể khi áp dụng các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc kháng viêm, tiêm cortisone, tiêm chất bôi trơn, vật lý trị liệu hoặc thực hiện các phẫu thuật khác.

thay khớp gối có nguy hiểm không và điều cần biết

Bệnh nhân bị cứng khớp hoặc đau khớp nặng gây hạn chế tới các hoạt động thường ngày có thể được chỉ định thay khớp gối

2. Thay khớp gối có nguy hiểm không và biến chứng có thể gặp phải

2.1. Giải đáp: Thay khớp gối có nguy hiểm không?

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần sụn và xương bị hỏng của bệnh nhân trước khi cấy ghép khớp nhân tạo thay thế.

Sau khi thực hiện phương pháp thay khớp gối nhân tạo, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau được giảm đi một cách đáng kể. Bên cạnh đó, khả năng di chuyển và vận động của họ cũng như thực hiện các công việc hàng ngày cũng có sự chuyển biến tốt đẹp hơn.

Tuy mang lại kết quả rất khả quan, nhưng cũng tương tự như bất kỳ thủ thuật nào, phương pháp phẫu thuật thay khớp gối cũng có chứa những rủi ro riêng. Tuy vậy, theo thống kê từ các chuyên gia thì khả năng biến chứng xảy ra có tỷ không tới 2%.

2.2. Hiểu hơn về việc thay khớp gối có nguy hiểm không – Biến chứng phẫu thuật có thể xảy ra

Có thể thấy, tỷ lệ biến chứng sau khi thay khớp gối toàn phần thường khá thấp. Một số biến chứng nặng xảy ra dưới 2% số bệnh nhân thực hiện. Các biến chứng lớn như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, thậm chí còn ít xảy ra hơn. Các bệnh mạn tính có thể làm tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng. Tuy hiếm gặp, nhưng khi xảy ra, những biến chứng này có thể kéo dài hoặc gây hạn chế khả năng phục hồi hoàn toàn của người bệnh. Một số biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải đó là:

Tình trạng nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn có thể diễn ra ở các vết thương hoặc sâu bên dưới quanh bộ phận cấy ghép. Hiện tượng này có thể xảy ra trong khoảng thời gian nằm viện hoặc sau khi bệnh nhân về nhà, thậm chí có thể xảy ra vào nhiều năm sau đó.

Nhiễm khuẩn nhẹ ở vết thương thường được điều trị bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh. Với các nhiễm trùng nặng hoặc sâu có thể cần tiến hành phẫu thuật lại và tháo bỏ bộ phận cấy ghép.

Tình trạng cục máu đông

Cục máu đông ở tĩnh mạch của chân là biến chứng thường gặp nhất trong phẫu thuật thay khớp gối. Chúng có thể đe dọa tới tính mạng khi bị vỡ ra và di chuyển tới phổi. Do đó, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ lập kế hoạch để giúp bệnh nhân phòng ngừa, trong đó có thể bao gồm các bài tập nâng cao chân định kỳ, dành cho bắp chân nhằm giúp tăng tuần hoàn máu,…

Gặp các vấn đề về cấy ghép

Mặc dù thiết kế và vật liệu cấy ghép cũng như kỹ thuật phẫu thuật đang ngày càng tiến bộ, tuy nhiên các bề mặt của vật liệu cấy ghép vẫn có thể bị bào mòn và dần trở nên lỏng lẻo. Ngoài ra, mặc dù biên độ vận động trung bình dự kiến sau khi thực hiện phẫu thuật thường là 115°, nhưng sự hình thành sẹo ở khớp gối đôi khi vẫn có thể xảy ra, do đó có thể gây hạn chế vận động, đặc biệt với các bệnh nhân bị vận động hạn chế trước phẫu thuật.

Các cơn đau kéo dài

Một số ít bệnh nhân sẽ tiếp tục gặp phải các cơn đau sau khi phẫu thuật thay khớp gối. Biến chứng này thường khá hiếm gặp bởi phần lớn bệnh nhân đều sẽ cảm thấy giảm đau hiệu quả sau khi tiến hành thay khớp gối.

Bị tổn thương hệ thần kinh – mạch

Tuy là tình trạng hiếm gặp nhưng việc bị tổn thương thần kinh hoặc mạch máu quanh khớp gối vẫn có thể diễn ra trong khi phẫu thuật.

giải đáp thay khớp gối có nguy hiểm không

Các biến chứng nặng có thể xảy ra đối với dưới 2% số bệnh nhân thực hiện

3. Cách giảm thiểu rủi ro sau khi phẫu thuật thay khớp gối

– Bình tĩnh chờ cho vết thương được bình phục hoàn toàn

– Chú ý đến vấn đề luyện tập thể dục thể thao sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe

– Tiến hành chườm lạnh vùng quanh khớp gối

– Dùng thuốc giảm đau

– Chú ý đến vấn đề làm sạch vết thương

phẫu thuật thay khớp gối có nguy hiểm không

Người bệnh cần lưu ý thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật

Mặc dù tỷ lệ biến chứng sau khi thay khớp gối toàn phần thường thấp tuy nhiên cũng tương tự các liệu pháp can thiệp y tế khác, phẫu thuật thay khớp gối cũng có những nguy cơ rủi ro đặc trưng. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám kỹ và thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hạn chế nguy cơ biến chứng sau khi phẫu thuật thay khớp gối.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital