Răng miệng có thể nói là bộ phận đặc biệt quan trọng ở cơ thể, không chỉ mang lại nụ cười đẹp mà một hàm răng khỏe mạnh còn đảm bảo về mặt ăn nhai. Tuy nhiên, nếu như không chăm sóc cẩn thận, răng miệng rất dễ gặp phải các vấn đề, một trong số đó là sâu răng. Vậy sâu răng có tự khỏi được không, hay bắt buộc phải điều trị, câu trả lời sẽ được bật mí ngay tại bài viết!
Menu xem nhanh:
1. Khái quát về sâu răng
Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do phải chịu quá trình mất khoáng, thường gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ ở trên răng. Có thể nói, sâu răng xuất phát từ việc chăm sóc vệ sinh răng miệng không tốt, chế độ ăn uống không phù hợp cũng như việc lựa chọn sai các sản phẩm làm sạch răng (ví dụ như kem đánh răng chứa hàm lượng lớn floride). Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những người mắc chứng khô miệng do thiếu nước bọt cũng có nguy cơ sâu răng rất cao, chứng khô miệng có thể bắt nguồn từ bệnh tật, tác dụng phụ của thuốc hay người đã trải qua xạ trị/hóa trị. Ngoài ra, theo các chuyên gia thì yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến sâu răng phát triển.
Nhìn chung, sâu răng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên thì trẻ em sẽ có nguy cơ sâu răng cao hơn so với người lớn. Dưới đây là một số dạng sâu răng phổ biến, bao gồm:
– Sâu thân răng: Đây là loại sâu răng phổ biến nhất, xuất hiện cả người lớn lẫn trẻ em, sâu quanh khu vực bề mặt nhai hoặc là giữa các răng.
– Sâu chân răng: Thường xảy ra ở người cao tuổi, bởi khi về già, nướu sẽ trở nên lỏng lẻo hơn, khiến cho chân răng bị lộ 1 phần ra ngoài. Do không có men răng bao phủ, những khu vực chân răng này dễ bị lộ ra răng sâu.
– Sâu răng thứ phát – Hình thành xung quanh những khu vực răng được trám và mão răng. Bởi đây là những vị trí có xu hướng tích tụ mảng bám, từ đó dễ dẫn đến tình trạng sâu răng.
2. Sâu răng có tự khỏi được hay không?
Với thắc mắc sâu răng có tự khỏi được hay không, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Trước tiên, bạn cần biết răng là 1 bộ phận khá đặc biệt bởi nó không thể tự phục hồi sau khi đã bị tổn thương. Như vậy, sâu răng không thể tự khỏi, thậm chí, nếu bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách và cẩn thận thì tình trạng sâu có thể vẫn không cải thiện. Nguyên nhân là do sâu răng thường phát triển âm thầm, tốc độ rất nhanh, do đó nếu như không được can thiệp kịp thời bằng các biện pháp y tế thì tình trạng sâu sẽ càng trở nên nghiêm trọng, điển hình có thể kể đến một số trường hợp sâu răng ăn vào tủy, làm hư hại tất cả các dây thần kinh nhỏ ở vùng trung tâm của răng. Nguy hiểm nhất phải kể đến nguy cơ áp xe – một dạng nhiễm trùng ở chóp chân răng. Khi áp xe hình thành, có thể cần điều trị bằng phương pháp rút tủy răng, phẫu thuật hoặc thậm chí là nhổ bỏ răng.
3. Điều trị sâu răng thế nào?
Trước tiên, khi nghi ngờ bị sâu răng, bạn nên đến để nha sĩ kiểm tra chắc chắn, bởi sâu răng thường phát triển ở dưới bề mặt răng, nơi bạn khó có thể nhìn thấy. Theo thời gian, men răng sẽ bắt đầu bị phá vỡ bên dưới bề mặt răng, bề mặt răng bị sụp xuống và tạo thành 1 lỗ sâu răng.
Sâu răng sẽ có khả năng phát triển trong các lỗ ở trên bề mặt nhai của răng hàm, ở kẽ răng và gần mép nướu. Cho dù hình thành sâu ở bất cứ vị trí nào, cách tốt nhất là nên điều trị sâu răng kịp thời trước khi trở nên nghiêm trọng.
Một số biện pháp điều trị sâu răng thông dụng bao gồm:
3.1. Điều trị sâu răng bằng Florua
Nếu như sâu răng ở giai đoạn khởi phát, bạn nên sử dụng biện pháp Florua để phục hồi lớp men răng đã bị tổn thương. Lúc này, nha sĩ chỉ định bạn dùng florua dạng gel bọt để phủ lên bề mặt của răng.
Thông thường, điều trị florua chuyên sâu thường chỉ mất vài phút, florua được dùng tại chỗ bằng bàn chải hoặc bông gòn để bôi trực tiếp lên răng, hoặc đôi khi là dùng nước súc miệng để đặt vào khay và giữ ở trong miệng vài phút.
Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh không được súc miệng, ăn uống ít nhất trong vòng 30 phút để hấp thụ lượng florua nhằm phục hồi sâu răng.
3.2. Trám/hàn răng
Hiện nay bạn có thể lựa chọn giữa phương pháp trám răng thông thường hoặc trám răng thẩm mỹ tùy vào tình trạng, mức độ sâu cũng như mong muốn của bản thân.
Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý chỗ sâu để có thể loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố thuận lợi khiến cho vi khuẩn ngày càng phát triển. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành trám vật liệu nha khoa vào lỗ hổng và xử lý bề mặt vết trám để không làm cộm cấn, khó chịu cho bệnh nhân. Một số vật liệu trám thông dụng hiện nay có thể kể đến composite và sứ.
3.3. Sâu răng ăn vào tủy
Đối với tình trạng sâu răng lan rộng vào tủy dẫn đến bệnh lý tủy hoặc bệnh quanh chóp răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn áp dụng đúng quy trình điều trị tủy. Trước tiên, bạn sẽ được gây tê, sau đó mở tủy, làm sạch và tạo dạng ống tủy với những dụng cụ chuyên dụng rồi thực hiện trám bít.
Với răng cỡ lớn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải đặt chốt ống tủy để tạo lưu vững chắc cho thân răng, từ đó phục hình răng sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai lâu dài.
3.4. Nhổ răng đối với răng vỡ lớn, bị sâu chân răng
Đối với tình trạng răng vỡ lớn, sâu chân răng mà không thể phục hồi lại hoặc viêm nhiễm lan rộng, bác sĩ có thể đề nghị bạn nhổ răng, tạo tổ chức viêm hoặc tiến hành phục hồi tại chỗ nhổ răng bằng cầu răng.
Vậy là với những thông tin mà bài viết cung cấp thì hẳn là bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc “Sâu răng có tự khỏi được không?”. Khi răng bị sâu, đừng quên điều trị từ sớm để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng bạn nhé!