“Thỉnh thoảng tôi lại có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, đi đứng không vững” chị Nga (64 tuổi, Quận Cầu Giấy) chia sẻ về triệu chứng rối loạn tiền đình mà chị mắc phải trong suốt hơn 1 năm qua. Đã có nhiều lần chị Nga định đi khám nhưng chần chừ ngại đến viện, đến khi các triệu chứng ngày một nặng, cơn chóng mặt, đau đầu xuất hiện nhiều hơn, cản trở cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của chị. Chị Nga bắt đầu lo lắng và thắc mắc: Rối loạn tiền đình nguy hiểm không? Làm thế nào để chấm dứt căn bệnh này? Mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này.
Menu xem nhanh:
1. Rối loạn tiền đình là gì?
1.1 Tiền đình là gì?
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, có vị trí nằm ở phía sau ốc tai (hai bên). Đảm nhiệm chức năng chính là duy trì trạng thái thăng bằng cho cơ thể như: duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu, thân mình khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay,…
Tại hệ thống tiền đình, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh, sau đó được dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây thần kinh số 8) truyền về não.
Ốc tai là cơ quan giúp chuyển xung âm thanh dạng cơ học sang dạng điện thần kinh.
Gắn với ốc tai là 3 vòng bán khuyên, tạo hình 3D trong không gian giúp cơ thể nhận biết được vị trí của mình trong không gian 3 chiều.
1.2 Rối loạn tiền đình là gì?
Khi có rối loạn gây mất thăng bằng xuất phát từ bộ phận tiền đình được gọi là hội chứng tiền đình.
Biểu hiện đặc trưng của hội chứng rối loạn tiền đình là cảm giác chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. Nếu rối loạn tiền đình nặng, người bệnh có thể không giữ được tư thế, cảm giác mọi vật như quay cuồng, ù tai, không thể bước đi được, dễ ngã, các hoạt động sinh hoạt không thể tự làm được mà cần có sự hỗ trợ của người khác.
Một số nguyên nhân gây hội chứng rối loạn tiền đình thường gặp như: do virus gây viêm dây thần kinh số 8, thoái hóa cơ quan tiền đình, viêm tai giữa, tắc nghẽn động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống, chấn thương mê lộ,…
Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn tiền đình bạn cần tránh:
– Môi trường sống quá ồn
– Thời tiết khó chịu khi chuyển mùa
– Ăn phải thức ăn bị nhiễm độc
– Ít vận động
– Stress, căng thẳng kéo dài,…
2. Rối loạn tiền đình nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình là hội chứng phổ biến ở nước ta. Mức độ bệnh nhẹ hoặc có thể diễn biến nặng và nghiêm trọng tùy từng người bệnh.
Nhiều người thắc mắc: rối loạn tiền đình nguy hiểm không?
Câu trả lời là: rối loạn tiền đình có thể để lại các di chứng như mất thăng bằng, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người bệnh.
Ngoài ra, người bị rối loạn tiền đình dễ bị chấn thương do mất thăng bằng khi lao động, sinh hoạt hay tham gia giao thông.
Rối loạn tiền đình cũng gây cản trở các hoạt động sinh hoạt, công việc của người bệnh, làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Đến đây, có lẽ câu trả lời cho thắc mắc: Rối loạn tiền đình nguy hiểm không? đã phần nào được sáng tỏ.Vậy làm thế nào để chấm dứt hội chứng rối loạn tiền đình đây? Mời quý bạn đọc tiếp tục theo dõi câu trả lời tiếp theo.
3. Chấm dứt hội chứng rối loạn tiền đình bằng cách nào?
Khi có triệu chứng rối loạn tiền đình, việc bạn nên làm là đưa người bệnh đến chuyên khoa Nội thần kinh tại các cơ sở y tế uy tín, để được kiểm tra, chẩn đoán đúng bệnh và từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Có rất nhiều bệnh lý có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai dễ nhầm lẫn với hội chứng rối loạn tiền đình như bệnh thiếu máu não, vì vậy người bệnh không nên tự chẩn đoán và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, các bác sĩ sẽ lựa chọng phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả với tình trạng bệnh lý và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Bên cạnh việc điều trị nội khoa (dùng thuốc) hoặc phẫu thuật khi thực sự cần thiết, người bệnh sẽ được tư vấn các phương pháp hỗ trợ giúp cải thiện làm giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiền đình như:
– Ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ giúp máu lưu thông tốt, giảm mệt mỏi, ngăn ngừa chóng mặt hiệu quả
– Xoa bóp nhẹ nhàng vùng trán, sau gáy, 2 bên hốc mắt và vùng đỉnh đầu glàm giảm triệu chứng và phòng chống cơn rối loạn tiền đình tái phát.
– Tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập như: thiền, tập yoga, đi bộ,…