Quy trình lấy dị vật họng miệng như thế nào là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều quan tâm. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp mắc hóc dị vật vướng trong họng miệng đều phải có sự can thiệp của bác sĩ. Hãy tìm hiểu thêm để có cách xử lý đúng cách khi gặp tình trạng này.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về dị vật họng miệng
Họng là một trong những cơ quan được thường “gặp vấn đề” nhất của cơ thể. Đó là nơi tiếp nhận không khí, thức ăn, đồng thời, là cửa ngõ âm thanh phát ra. Với sự hoạt động và va chạm liên tục ấy, họng trở thành bộ phận có nhiều nguy cơ tổn thương. Trong đó, vướng dị vật họng là hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Những dị vật thường xảy ra ở khu vực họng miệng thường là các đồ vật có kích thước nhỏ, tròn hoặc mảnh, nhọn, sắc, khiến cho họng khó chịu khi nuốt phải. Với trẻ em, danh sách dị vật đa dạng hơn, do vấn đề nhận thức của trẻ.
Hóc dị vật họng miệng xảy thường kèm theo những dấu hiệu rõ ràng:
– Cảm giác nghẹn, tắc nghẽn ở cổ họng
– Nuốt khó
– Đau tức vùng cổ
– Một số trường hợp muốn nôn, ói, nhưng không thể nôn.
– Khó nói
– Thở rít
Với các em bé, cha mẹ nên nghi ngờ trẻ bị hóc nếu thấy các biểu hiện:
– Trẻ đang ăn thì khóc, không chịu ăn.
– Trẻ ho, thở dốc
– Trẻ nôn khan
– Trẻ đưa tay lên khu vực họng miệng với biểu cảm muốn móc đồ ăn.
Gắp dị vật họng là một trong những phương pháp điều trị chuyên khoa tai mũi họng, nhằm loại bỏ dị vật khỏi họng miệng, bảo vệ đường thở. Đây cũng là phương pháp bắt buộc trong các ca mắc hóc mà người bệnh không thể tự giải quyết.
2. Khi nào cần được hỗ trợ lấy dị vật họng miệng?
Dị vật họng miệng cần được xử lý sớm. Trong đó, có hai hình thức xử lý thường thấy:
– Cố nuốt dị vật họng nếu dị vật không lớn, có khả năng được dạ dày tiêu hóa bình thường.
– Lấy dị vật họng miệng khi dị vật không tự trôi xuống, hoặc dạng dị vật không thể tiêu hóa.
Thông thường, nếu dị vật là đồ ăn, chúng ta thường hay hướng đến phương pháp cố đưa dị vật vào chu trình tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc này cũng đơn giản. Đồng thời, khi cố nuốt mà dị vật lớn, nhọn, thì rất có thể tạo nên những nguy hiểm khó lường. Ví dụ như: khiến dị vật đâm sâu, tổn thương niêm mạc họng, gây áp xe, viêm nhiễm. Một số trường hợp, dị vật có thể đâm vào mạch máu, thực quản, … gây những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
Sử dụng cách lấy dị vật thường được các chuyên gia khuyên bệnh nhân sử dụng. Đặc biệt là trong các tình huống:
– Dị vật không phải đồ ăn. Đó có thể là viên bi, cục nhựa, chiếc cúc, mảnh nilon, răng giả,… mà trẻ em hoặc người lớn vô tình nuốt phải.
– Dị vật là đồ ăn nhưng mắc hóc làm ảnh hưởng đến sức khỏe và các bộ phận. Thông thường, điều này xảy ra với các trường hợp: mắc hóc xương (xương cá, xương gà, lợn,…), hoặc hóc do nuốt đồ ăn kích thước lớn, chưa nhai kỹ.
Nên sớm lấy dị vật ra để tránh việc dị vật gây đau nhói ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc gây áp xe, nhiễm trùng gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bác sĩ cũng khuyên, nên lấy dị vật mũi họng trong 24h sau khi phát hiện tình trạng hóc dị vật.
3. Quy trình lấy dị vật họng miệng
Tùy theo từng trường hợp mà áp dụng các cách lấy dị vật họng miệng khác nhau.
3.1. Tự xử lý và lấy dị vật họng miệng
Hãy thực hiện theo các bước sau để xác định có thể lấy dị vật họng miệng không, bằng cách:
– Nhờ một người khác hỗ trợ xem xét vấn đề
– Người hỗ trợ dùng đèn pin kiểm tra xem dị vật đang ở vị trí nào trong họng miệng. Nếu có thể xác định được vị trí của dị vật, thì có thể thực hiện gắp lấy vật khỏi họng miệng.
– Khi xác định được vị trí dị vật, hãy sử dụng kẹp y tế để kẹp dị vật ra. Thông thường, biện pháp này không áp dụng được nếu dị vật hình cầu, khó gắp.
3.2. Sử dụng thủ thuật Heimlich
Thủ thuật Heimlich là phương pháp quen thuộc khi chữa hóc dị vật. Phương pháp này áp dụng cơ chế: Gây áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy dị vật ra ngoài. Khi thực hiện thủ thuật, bạn nên cân nhắc:
– Chống chỉ định cho trẻ nhỏ, phụ nữ trong thai kỳ, người bị béo phì.
– Sử dụng lực phù hợp, tránh chấn thương, gãy xương sườn hoặc tổn thương nội tạng.
– Nếu áp dụng lực nhỏ đã khiến người bị hóc dị vật đau, thì không nên thực hiện phương pháp này.
3.3. Quy trình lấy dị vật họng miệng với dị vật ngắn nhỏ từ chuyên gia
Với các dị vật ngắn, nhỏ, được nhìn thấy trực tiếp khi chiếu đèn kiểm tra, bác sĩ sẽ thực hiện quy trình như sau:
– Dùng lidocain 10% để xịt gây tê tại chỗ cho vùng họng.
– Để người bệnh ngồi tư thế thẳng hoặc hơi ngửa khi dùng các dụng cụ nội soi.
– Vén trụ amidan, sử dụng ống nội soi quan sát dị vật.
– Ở vị trí dễ lấy, bác sĩ sử dụng kẹp khủy, Kelly để lấy dị vật
– Ở các vị trí khuất, khó nhìn, bác sĩ dùng Kelly cong hoặc kềm Frankel để gắp dị vật.
3.4. Quy trình lấy dị vật họng miệng với dị vật họng xâm lấn niêm mạc, gây áp xe và viêm nhiễm sâu
Trường hợp đặc biệt khi bị dị vật họng miệng, đó là khi dị vật để lâu vùng họng, xâm lấn vùng viêm mạc họng, gây áp xe, nhiễm trùng. Trong tình huống này, việc quan sát không thể xác định dị vật. Thêm nữa, tình trạng áp xe khiến họng hình thành các ổ mủ và vùng sưng lớn, thậm chí là các ổ phân hủy. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định mổ theo đường lằn cổ, nhằm bóc tách các lớp mô, tiếp cận vùng áp xe và ổ viêm, lấy dị vật khỏi họng miệng. Sau quá trình xử lý phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, ăn uống, kiêng cữ phù hợp để phục hồi hiệu quả.
Những quy trình lấy dị vật họng miệng trên đây hi vọng đã giúp bạn bổ sung thêm những kiến thức cần thiết về vấn đề hóc dị vật. Điều quan trọng nhất, hãy cẩn trọng trong ăn uống, tránh việc hóc, mắc nghẹn dị vật. Bên cạnh đó, nên tìm đến các cơ sở y khoa uy tín để được tư vấn, thăm khám và hỗ trợ ngay phù hợp, đúng cách.