Quy trình kỹ thuật lấy dị vật hạ họng

Tham vấn bác sĩ

Quy trình kỹ thuật lấy dị vật hạ họng chi tiết, đầy đủ sẽ được giới thiệu ngay trong bài viết dưới đây. Nếu bạn quan tâm về vấn đề dị vật hạ họng hay cần tìm hiểu về kỹ thuật lấy dị vật họng, hãy cùng TCI khám phá nhé! Điều này không chỉ là những quy trình bác sĩ cần thực hiện, mà sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về vấn đề mình đang gặp phải, cách điều trị phù hợp cũng như có ý thức chăm sóc bản thân sau khi thực hiện gắp dị vật hạ họng đúng cách.

1. Sơ lược về kỹ thuật lấy dị vật hạ họng

Lấy dị vật hạ họng là thủ thuật nhằm loại bỏ các dị vật ra khỏi vùng hạ họng và họng miệng nói chung, nhằm đảm bảo bệnh nhân không còn tình trạng dị vật đường thở. Kỹ thuật này không chống chỉ định đặc biệt với tình trạng hóc dị vật đặc biệt nào bởi mọi bệnh nhân khi có dị vật cần phải được xử lý sớm và đúng cách. Tuy nhiên, với trường hợp nội soi bằng ống soi thanh quản hoặc ống soi thực quản cứng thì cần chống chỉ định với những bệnh nhân có bệnh đốt sống cổ  hoặc tình trạng há miệng hạn chế. Ngoài ra, cần khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân trước khi thực hiện vô cảm (gây mê, gây tê).

Người thực hiện kỹ thuật gắp dị vật hạ họng là những bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng có kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của điều dưỡng chuyên khoa. Trong trường hợp người bệnh cần gây mê, ca phẫu thuật sẽ cần bác sĩ gây mê hồi sức. Như vậy, kỹ thuật này cần thực hiện tại các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng có đầy đủ thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực chất lượng phù hợp,

Việc lấy dị vật hạ họng là điều rất cần thiết để tránh những biến chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cũng như tình trạng nguy hiểm vì dị vật gây bít tắc đường thở và nguy cơ tử vong do ngạt thở, tắc thở. Do đó, khi có dị vật hạ họng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sớm xử lý để tránh những biến chứng nguy hiểm này, đồng thời, phòng ngừa các biến chứng mà tình trạng dị vật có thể để lại với bệnh nhân.

quy trình kỹ thuật lấy dị vật hạ họng

Kiểm tra và xử lý dị vật hạ họng sớm để an toàn cho chính bản thân

2. Quy trình và kỹ thuật lấy dị vật hạ họng tại các cơ sở y tế

Trước tiên, cần chú ý rằng, việc lấy dị vật hạ họng được các bác sĩ tai mũi họng tiến hành trong điều kiện đầy đủ thiết bị, dụng cụ phù hợp. Rất nhiều trường hợp tự ý thực hiện các cách dân gian, cách truyền miệng để lấy dị vật hóc đã để lại những biến chứng không tốt cho việc điều trị như: khiến dị vật đâm sâu vào các vị trí hiểm, lan rộng khu vực viêm nhiễm,… Do đó, cần chú ý khi có dị vật hạ họng: sơ cứu giữ tỉnh táo cho bệnh nhân trong trường hợp nguy hiểm và cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế tai mũi họng sớm để điều trị phù hợp.

2.1. Các phương tiện, dụng cụ cần chuẩn bị khi lấy dị vật hạ họng

Cần chuẩn bị các phương tiện cho ca lấy dị vật hạ họng bao gồm:

– Bộ dụng cụ khám tai mũi họng với gương soi thanh quản.

– Bộ thiết bị khám nội soi trang bị que dẫn sáng 70 hoặc 90.

– Bộ thiết bị soi thanh quản, thường là bộ thiết bị soi thực quản ống cứng 20cm và kèm theo ống hút,

– Kìm Frankel hoăc kẹp phẫu tích để gắp dị vật hạ họng cho người bị hóc.

2.2. Chuẩn bị trước khi lấy dị vật hạ họng cho người bị hóc

Trước khi tiến hành thủ thuật, người bệnh cần được thăm khám, xác định vấn đề và giải thích về quy trình của thủ thuật. Trong khi giải thích, việc xác định tai biến với bệnh nhân cũng cần được nói chi tiết để bệnh nhân cân nhắc, dự phòng. Sau đó, bệnh nhân xác nhận làm thủ thuật trên giấy cam đoan để được chuẩn bị tiến hành điều trị.

Hồ sơ bệnh án cần chuẩn bị trước thủ thuật lấy dị vật hạ họng bao gồm:

– Các xét nghiệm cơ bản trong trường hợp cần gây mê cho người bị hóc.

– Hình chụp X-quang/CT scanner xác định vị trí, kích thước dị vật ở trong thành hạ họng. Với tình huống cần gây mê, bác sĩ cần làm bệnh án theo mẫu.

Trước thủ thuật, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thăm khám, các kết quả xét nghiệm cơ bản, hình chụp X-quang của ca bệnh. Bên cạnh đó, cần khai thác tiền sử dị ứng cũng như các bệnh toàn thân của bệnh nhân.

quy trình kỹ thuật lấy dị vật hạ họng

Chụp chiếu để xác định dị vật họng

2.3. Quy trình thực hiện kỹ thuật lấy dị vật hạ họng

– Thực hiện vô cảm trước khi làm thủ thuật: Bác sĩ sẽ gây tê, tiền mê hoặc gây mê nội khí quản cho người bị hóc tùy từng trường hợp của bệnh nhân.

– Chỉnh tư thế người bị hóc phù hợp: Người bị hóc ngồi theo tư thế khám nội soi hoặc nằm ngửa nếu trong trường hợp soi trực tiếp bằng ống soi thanh quản/thực quản.

– Thực hiện kỹ thuật lấy dị vật vùng hạ họng với các trường hợp bệnh lý:

+ Soi gắp dị vật bằng kìm Frankael được thực hiện bằng các để người bệnh ở tư thế ngồi và tiến hành gây tê hạ họng bằng thuốc tê tại chỗ. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành soi tìm dị vật bằng gương soi thanh quản gián tiếp hoặc thiết bị nội soi và gắp dị vật bằng kìm Frankael.

+ Soi gắp dị vật bằng ống nội soi thanh quản/thực quản cứng thực hiện với người bệnh ở tư thế nằm ngửa có kê gối dưới vai. Thủ thuật được tiến hành gây tê, tiền mê hoặc gây mê trước khi tiến hành soi tìm dị vật bằng ống soi hạ họng. Sau đó, bác sĩ có thể dùng kìm gắp dị vật ra khỏi khu vực hạ họng.

2.3. Xử trí tai biến với người bị hóc dị vật hạ họng

Tai biến nhiễm trùng vùng cổ sẽ được xử lý với kháng sinh. Trong trường hợp đặc biệt cần xử lý các mô hoại tử với tình trạng áp xe, việc phẫu thuật mở cạnh cổ có thể được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành việc điều trị tràn khí nếu có với bệnh nhân. Trong trường hợp dị vật xuyên thủng thành họng và lộ ra khỏi cổ, việc chụp phim, đánh giá vị trí, mở cánh cổ lấy dị vật sẽ được bác sĩ chỉ định từ trước để kết hợp trong quá trình điều trị.

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp tai biến khi hóc dị vật hạ họng, gây tình trạng nhiễm trùng máu, thủng thành họng, thủng thực quản,… Trong các tình huống này, các bác sĩ cảnh báo: việc cấp cứu sớm là ưu tiên hàng đầu để tránh nguy  hiểm đến tính mạng của người bệnh.

quy trình kỹ thuật lấy dị vật hạ họng

Theo dõi sau điều trị để đảm bảo kết quả thủ thuật lấy dị vât họng

2.4. Theo dõi người bệnh sau khi lấy dị vật hạ họng

Sau khi thực hiện hỗ trợ lấy dị vật hạ họng cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn để bệnh nhân sử dụng kháng sinh, giảm viêm trong 5 ngày sau điều trị. Đồng thời, bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng tràn khí, nhiễm trùng vùng cổ của mình trong giai đoạn hồi sức này. Trong thời gian này, người nhà cần chú ý về vấn đề ăn uống và bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh: không nên cho sử dụng các đồ ăn cứng, khô hoặc dễ gây kích ứng vùng họng; nên ăn các đồ mềm, lỏng; chú ý thành phần vi lượng dinh dưỡng bổ sung hằng ngày vì người bệnh có thể ăn ít và khó hấp thụ;… Ngoài ra, sau quá trình này, cũng cần chú ý điều trị phục hồi với việc tập thể dục nâng cao sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng cần thiết và hợp lý, tránh để tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong quá trình hậu phẫu này.

Có thể thấy, quy trình kỹ thuật lấy dị vật hạ họng cần được xem xét với mỗi trường hợp bệnh lý cụ thể. Bệnh nhân có dị vật hạ họng nên thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng tại các cơ sở chuyên khoa Tai Mũi Họng uy tín để xác định đúng tình trạng và có phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp cho bản thân

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital