Giải đáp chi tiết: Nấm miệng kiêng ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Nấm miệng, phát sinh do nấm Candida albicans, là một tình trạng y tế phổ biến. Trong điều trị nấm miệng, ăn uống là vấn đề giữ vai trò tương đối quan trọng. Vậy, nấm miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì; trong bài viết này, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bạn một số nguyên tắc quan trọng trong ăn uống để điều trị nấm miệng, đừng bỏ lỡ bạn nhé!

1. 3 vấn đề nhất định bạn phải biết về nấm miệng

1.1. Nấm Candida albicans là nguyên nhân phát sinh nấm miệng

Như đã chia sẻ phía trên, Candida albicans là nguyên nhân phát sinh nấm miệng. Được biết, Candida albicans vẫn tồn tại thường xuyên trong miệng và hệ tiêu hóa của con người. Tuy nhiên, ở điều kiện thường, chúng hoàn toàn vô hại. Chỉ trong một số tình huống đặc biệt, chúng mới quá phát và gây nấm miệng. Theo đó, những tình huống đặc biệt có thể dẫn đến tình trạng quá phát Candida albicans là:

Candida albicans là nguyên nhân phát sinh nấm miệng.

Candida albicans vẫn tồn tại thường xuyên trong miệng và hệ tiêu hóa của con người.

– Bệnh nhân sử dụng một số thuốc, như thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm,… thời gian dài, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật tự nhiên trong miệng và hệ tiêu hóa.

– Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm hoặc yếu bẩm sinh.

– Bệnh nhân có các bệnh lý toàn thân như tiểu đường là một ví dụ đặc trưng,…

– Bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, nhiều đường và nhiều carbohydrate.

1.2. Có thể nhận biết nấm miệng bằng các dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu, hôi miệng,…

Sử dụng các dấu hiệu sau, bạn có thể dễ dàng nhận biết nấm miệng:

– Ngứa, đau, rát miệng.

– Niêm mạc miệng xuất hiện đốm trắng: Sự xuất hiện đốm trắng hoặc mảng trắng tại môi, lưỡi và các vùng khác thuộc miệng là một trong những dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của nấm miệng.

– Sưng, phù nề khu vực xung quanh đốm/mảng trắng.

– Chảy máu: Trong một số trường hợp, các vùng tổn thương do nấm miệng, bao gồm các đốm/mảng trắng và các khu vực xung quanh chúng, có thể chảy máu khi bị kích thích.

– Khó nuốt thức ăn: Trong trường hợp nấm miệng nặng, do miệng sưng và đau, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.

Hôi miệng: Ngoài những vấn đề trên, nấm miệng còn có thể gây hôi miệng.

Nấm miệng có thể gây hôi miệng.

Hôi miệng là một dấu hiệu nhận biết nấm miệng.

1.3. Không thể loại trừ hoàn toàn khả năng nấm miệng biến chứng

Ngoài việc đi kèm những triệu chứng khó chịu, nấm miệng thường tương đối vô hại với những người có hệ dịch mạnh. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc yếu, như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có đái tháo đường, người dùng kháng sinh thời gian dài, người đang hóa trị xạ trị hoặc người đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch,… nấm miệng có thể vô cùng phiền phức. Ở những người này, nấm miệng có thể phát triển đến một số vấn đề, từ đơn giản đến phức tạp như:

– Nhiễm trùng niêm mạc miệng kéo dài: Nấm miệng, nếu không được điều trị, có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng kéo dài niêm mạc miệng, làm niêm mạc miệng sưng, đau, khó chịu,…

– Nhiễm trùng da: Ngoài nhiễm trùng miệng, nấm Candida albicans còn có thể làm nhiễm trùng da, đặc biệt là da các vùng dưới ngực, dưới cánh tay, dưới bàn chân,…

– Nhiễm trùng hệ tiêu hóa: Khả năng nấm Candida albicans di chuyển xuống hệ tiêu hóa, , làm nhiễm trùng hệ tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… là hoàn toàn có.

– Nhiễm trùng hệ tiết niệu: Khả năng nấm Candida albicans làm nhiễm trùng hệ tiết niệu, gây tiểu buốt, tiểu rắt,… cũng không thể loại trừ.

– Nhiễm trùng âm đạo: Ở phụ nữ, nấm Candida albicans còn có thể làm nhiễm trùng âm đạo, gây sưng, đỏ và ngứa vùng kín.

– Nhiễm trùng đa tạng

– Nhiễm trùng máu

2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Nấm miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Nấm miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì? Trong điều trị nấm miệng, ăn uống là vấn đề giữ vai trò tương đối quan trọng. Theo đó, để hỗ trợ điều trị hiệu quả nấm miệng, bệnh nhân nên tuân thủ hai nguyên tắc ăn uống dưới đây:

2.1. Thực phẩm bệnh nhân nấm miệng nên ăn

– Thực phẩm chứa probiotics: Probiotics là các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Chính vì vậy, bệnh nhân nấm miệng nên tăng cường ăn thực phẩm chứa probiotics, như sữa chua là đại diện điển hình.

– Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, ngũ cốc và các loại hạt có thể cân bằng hệ vi sinh đường ruột đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

– Thực phẩm giàu protein: Thịt gà, thịt cá, đậu, lạc và các nguồn protein khác có thể hỗ trợ cơ thể trong việc phục hồi và duy trì sức đề kháng.

– Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Hoa quả tươi, rau xanh và các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác có thể cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

2.1. Thực phẩm bệnh nhân nấm miệng không nên ăn

– Thực phẩm chứa đường: Đường là môi trường phát triển lý tưởng của nấm Candida albicans. Để điều trị hiệu quả nấm miệng, bệnh nhân nên hạn chế thực phẩm chứa đường như bánh kẹo, trái cây sấy, mứt, nước ngọt có gas,…

Nấm miệng kiêng ăn gì?

Để điều trị hiệu quả nấm miệng, bệnh nhân nên hạn chế thực phẩm chứa đường.

– Thực phẩm chứa men: Men là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho nấm Candida albicans. Chính vì vậy, hạn chế thực phẩm chứa men như bia, rượu, bánh mì nguyên cám,…

– Thực phẩm chứa gluten: Một số người bị nấm miệng cũng có thể mắc chứng nhạy cảm với gluten. Hạn chế thực phẩm chứa gluten như lúa mì, ngô, và các sản phẩm từ bột mì là cần thiết để hạn chế bệnh lý nấm miệng.

– Thực phẩm được chế biến với nhiều gia vị và thực phẩm có tính kích thích: Bao gồm thức ăn mặn, chua, cay, quá nóng hoặc quá lạnh,…

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi nấm miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì. Theo đó, người bệnh nấm miệng không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, men, gluten và những thực phẩm được chế biến với nhiều gia vị, có tính kích thích. Thay vào đó, người bệnh nên ăn thực phẩm chứa probiotics, protein, chất xơ, Vitamin và khoáng chất. Đây là những thực phẩm có khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lý này, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital