Trẻ mắc bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây cho mọi người xung quanh hiện là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Thực tế, thủy đậu ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng lành tính nhưng dễ lây lan và nhanh bùng phát thành dịch. Vậy nên, các gia đình có trẻ nhỏ mắc thủy đậu cần điều trị, chăm sóc trẻ cẩn thận để bệnh của bé chóng khỏi và hạn chế tối đa nguy cơ lây lan cho cộng đồng. Dưới đây, mời bố mẹ cùng đọc bài viết để được giải đáp chi tiết về thời gian mà trẻ mắc thủy đậu có thể lây truyền virus gây bệnh cho mọi người xung quanh.
Menu xem nhanh:
1. Các phương thức lây truyền bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ
Thủy đậu ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh dễ lây lan nhất. Trẻ chưa từng mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao tới 90%. Do đó, để bảo vệ trẻ khỏi bệnh thủy đậu, bố mẹ cần hiểu rõ phương thức lây truyền và áp dụng cách phòng bệnh thật cẩn thận cho các bé.
Bệnh thủy đậu thường lây truyền thông qua 2 con đường cơ bản sau:
– Lây truyền theo đường không khí: Người bệnh khi ho, hắt hơi sẽ phát tán virus gây bệnh thủy đậu ra không khí. Loại virus này với sức sống dai dẳng có thể tồn tại tới vài ngày. Khi có cơ hội tiếp xúc với các bé khỏe mạnh, chúng sẽ tấn công và gây bệnh.
– Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay gián tiếp với vật trung gian có chứa virus gây bệnh: Tiếp xúc trực tiếp với người mắc thủy đậu chính là con được lây lan bệnh nhanh nhất. Trẻ cũng có thể bị lây bệnh khi dùng chung đồ cá nhân hay tiếp xúc với các bề mặt có dính giọt bắn chứa virus của người bệnh.
Khi trẻ có tiếp xúc với nguồn, virus thủy đậu sẽ xâm nhập, tấn công vào niêm mạc đường hô hấp trên và miệng hầu của bé. Tiếp đó, chúng sẽ nhanh chóng nhân số lượng lên tại chỗ và gây nhiễm virus huyết tiên phát ở trẻ. Dần dần trong thời gian ủ bệnh, virus gây bệnh sẽ nhân lên cả trong tế bào hệ thống liên võng nội mô và lây nhiễm virus huyết thứ phát, tràn tới da và niêm mạc của trẻ.
Một điều đáng chú ý là virus gây bệnh thủy đậu cũng giống như virus Herpes, chúng vẫn có thể trú ẩn tại hạch cảm giác sau khi trẻ khỏi bệnh. Khi sức khỏe hệ miễn dịch của bé bị yếu, virus này có thể tái hoạt động và gây bệnh zona.
2. Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây ở đối tượng trẻ nhỏ?
2.1. Thời điểm bệnh thủy đậu của bé bắt đầu lây truyền
Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường xuất hiện nhiều và dễ bùng thành dịch vào mùa đông và đầu xuân hằng năm. Khi mắc thủy đậu, dù là trẻ em hay người lớn đều sẽ phải trải qua đầy đủ cả 4 giải đoạn của bệnh: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục.
Với thắc mắc trẻ bị thủy đậu có thể lây truyền bệnh khi nào, nhiều phụ huynh đã loại trừ giai đoạn ủ bệnh. Tuy nhiên điều này không đúng, bởi dù không gây bất kỳ triệu chứng bất thường nào nhưng virus thủy đậu từ giai đoạn ủ bệnh đã hoạt động trong cơ thể trẻ và hoàn toàn có thể phát tán, lây nhiễm bệnh cho mọi người xung quanh.
Theo đó, virus thủy đậu sẽ có khả năng lây nhiễm từ 1-2 trước khi các nốt ban đỏ xuất hiện. Sau khi phát ban, virus thủy đậu trong cơ thể trẻ vẫn tiếp tục lây lan bệnh cho mọi người xung quanh nếu không được áp dụng biện pháp cách ly và phòng ngừa lây nhiễm cẩn thận.
2.2. Thời điểm bệnh thủy đậu ở trẻ hết khả năng lây truyền
Bé mắc bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây truyền sang mọi người xung quanh? Thời gian virus thủy đậu hết khả năng lây bệnh còn tùy thuộc vào quá trình điều trị và phục hồi bệnh của trẻ. Thời gian này có thể kéo dài hơn ở các bé bị thay đổi miễn dịch.
Trong quá trình trẻ mắc bệnh thủy đậu, giai đoạn toàn phát khi các nốt mụn nước đã mọc khắp người bé chính là thời điểm virus lây truyền bệnh mạnh nhất. Sau giai đoạn này, bệnh của bé vẫn có thể lây truyền cho mọi người xung quanh nhưng mức độ đã được giảm xuống.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, virus thủy đậu chỉ không còn nguy cơ lây nhiễm cho mọi người xung quanh khi mọi nốt thủy đậu trên người bé đã khô lại, đóng vảy và bong vảy. Khả năng trẻ thủy đậu có thể lây truyền bệnh cho các thành viên trong gia đình là từ 70-90%. Dó đó, bố mẹ và các thành viên trong gia đình phải thật sự cẩn thận khi chăm sóc trẻ mắc thủy đậu. Mục đích là để hạn chế tối đa nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
3. Cách chăm sóc trẻ mắc thủy đậu giúp ngăn ngừa tối đa khả năng lây bệnh
Các thành viên trong gia đình có trẻ mắc thủy đậu chính là đối tượng có nguy cơ bị lây truyền bệnh rất cao. Để phòng ngừa, hạn chế tối đa khả năng bị lây truyền bệnh, các phụ huynh, người chăm sóc có thể áp dụng theo những cách được gợi ý sau:
– Cách ly trẻ mắc thủy đậu với các thành viên khác trong gia đình. Trẻ mắc thủy đậu nên được ở phòng riêng, dùng riêng các vật dụng cá nhân như bát đũa, cốc chén, khăn mặt…
– Các gia đình nên chỉ định 1-2 thành viên phụ trách chăm sóc cho trẻ khi con mắc bệnh. Trong quá trình chăm sóc bé, bố mẹ hay người chăm sóc cũng nên áp dụng các biện pháp phòng tránh lây bệnh như: đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc, chăm sóc bé… thật cẩn thận.
– Vệ sinh cơ thể cho trẻ thủy đậu hàng ngày. Việc kiêng nước theo kinh nghiệm dân gian là không cần thiết. Mỗi ngày, bé nên được tắm 1 lần với nước ấm để cơ thể được thoải mái, dễ chịu và mau phục hồi hơn. Bố mẹ lưu ý không dùng xà phòng, sữa tắm chứa chất tẩy rửa mạnh để tắm cho bé.
– Ngoài uống thuốc điều trị theo đúng phác đồ được bác sĩ chỉ định, khi các nốt mụn nước của trẻ thủy đậu đến giai đoạn vỡ ra, bố mẹ hãy sử dụng Xanh Methylen bôi ngoài da cho bé. Thuốc này có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm có thể xảy ra với các nốt thủy đậu của trẻ.
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ với các bữa ăn giàu dưỡng chất giúp bé tăng sức đề kháng, cơ thể nhanh phục hồi. Các chế độ ăn kiêng hoàn toàn không cần thiết với trẻ thủy đậu, bé chỉ cần kiêng các đồ ăn được trực tiếp bác sĩ khuyến cáo mà thôi.
Trong quá trình chăm sóc trẻ mắc thủy đậu, nếu bé xuất hiện các triệu chứng bất thường như: lừ đừ, co giật, hôn mê, xuất huyết trên nốt thủy đậu… bố mẹ cần xử lý ngay. Lựa chọn đúng đắn và cần thiết là bố mẹ có thể đưa bé đến Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để bé được các bác sĩ TCI giỏi, giàu kinh nghiệm hỗ trợ điều trị kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng nặng có thể xảy ra.