Nhiều người khi bị gãy xương mác đều lo lắng không biết gãy xương mác có nguy hiểm không? Điều trị gãy xương mác như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin bổ ích về căn bệnh này.
Xương mác là xương nhỏ, chạy dọc ống đồng chân với 1 đầu nối với xương chày, đầu dưới gắn với mắt cá nhân. Thân xương hình trụ, có 3 mặt, 3 bờ. Xương mác thường nhỏ, mảnh nên rất dễ bị gãy.
Menu xem nhanh:
Gãy xương mác có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia cơ xương khớp, xương mác chỉ chiếm 17% trọng lượng cơ thể. Gãy xương mác xảy ra khi có áp lực lớn tác động vào xương nhiều hơn sức tải của nó. Thông thường gãy xương mác không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng tới khả năng vận động, sinh hoạt.
- Gây đau đớn, bầm tím, nhức buốt ở vị trí gãy
- Đau nặng hơn khi có áp lực tác động lên chân
- Không thể đi lại, vận động
- Dị dạng ở phần dưới chân
Gãy xương mác cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng không tốt ảnh hưởng tới sức khỏe ví dụ như nhiễm trùng tại vị trí gãy, xương gãy nhô ra ngoài…
Điều trị gãy xương mác như thế nào?
Các bác sĩ cũng cho biết, việc điều trị gãy xương mác cần phụ thuộc vào mức độ gãy.
Gãy xương mác nhẹ hay còn gọi là gãy xương kín
Trường hợp này xương mác bị gãy nhưng da vẫn còn nguyên vẹn (gãy đơn giản) thì quá trình điều trị và phục hồi nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần bó bột để cố định vị trí xương gãy, chờ thời gian tự lành. Người bệnh cần sử dụng thêm thuốc giảm đau, chống sưng viêm kết hợp.
Gãy xương nặng hay gãy xương phức tạp
Lúc này xương bị gãy nhô ra bên ngoài qua vị trí rách của da hoặc xuyên qua da. Người bệnh có thể nhìn thấy xương hoặc một vết thương sâu lộ qua da.
Với mức độ gãy xương mác nặng như trên, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật để cố định lại xương. Người bệnh được vệ sinh sạch sẽ vết hở và xương bị gãy, sau đó phẫu thuật cố định xương gãy bên trong với tấm kim loại và ốc vít. Trường hợp xương bị gãy vụn, không thể cố định lại được thì bác sĩ có thể chỉ định ghép xương (trường hợp này không nhiều).
Thời gian phục hồi sau điều trị gãy xương mác nhanh hay chậm cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ chấn thương, phương pháp điều trị, biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật…
Thông thường, thì sau khoảng 5 đến 6 tuần là đoạn xương mác sẽ được phục hồi. Khả năng phục hồi sau gãy xương mác khá nhanh chóng nhưng có thể sẽ không được thẳng như ban đầu mà có hình cong.
4 điều cần làm trong khi phục hồi gãy xương mác
Gãy xương mác mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng tới khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, cải thiện chức năng hoạt động của xương mác sau gãy, người bệnh cần lưu ý:
Hoạt động khớp
Sau khi bó bột hoặc phẫu thuật, xương đang hồi phục dần, người bệnh nên hoạt động khớp để tránh cứng khớp. Cách hoạt động khớp thường là co duỗi chân. Bạn nên thực hiện động tác co duỗi chậm rãi trong khoảng 30 giây. Mỗi lần thực hiện liên tục trong khoảng 10 phút, mỗi ngày 5 lần.
Tập đi
Khi co duỗi chân thuần thục, bạn có thể thực hiện động tác di chuyển chân. Nếu xương chưa lành có thể sử dụng nạng gỗ. Bạn nên đi chậm từng bước 1, đi thẳng, mắt hướng về phía trước, không nên cúi mặt xuống đất, tạo thế cân bằng cho cơ thể. Nên sử dụng 2 chiếc nạng để tập đi.
Hoạt động thường ngày
Người bệnh cũng nên thực hiện những động tác như đi lên cầu thang, bước xuống bậc thềm hoặc đứng lên ngồi xuống thường xuyên khi chân không đau nhức nữa. Những động tác này sẽ giúp quá trình phục hồi xương mác nhanh chóng hơn.
Xoa bóp thường xuyên
Bạn nên xóa nắn xung quanh và tại vị trí xương mác bị gãy. Nên xoa bóp bằng tay không, chú ý không sử dụng dầu nóng, thuốc để xoa bóp để tránh nguy cơ xơ cứng khớp hoặc vôi hóa khớp.
Người bệnh gãy xương mác cần chú ý tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn.
BS – Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan