Gãy xương mác bao lâu tập đi được và cách dùng nạng gỗ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Chào bác sĩ. Xin hỏi sau gãy xương mác bao lâu thì tập đi được? Chồng tôi mới được bó bột gãy xương mác cẳng chân trái được 3 tuần. Nhiều người tới thăm bảo không nên nằm một chỗ lâu, cần tập đi sớm, không biết có đúng không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Trang Nguyễn (Long Biên, Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn Trang! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Hệ thống Y tế Thu Cúc. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Gãy xương mác là một chấn thương ở vùng cẳng chân không quá nghiêm trọng. Xương mác là xương nhỏ nên rất dễ gãy. Việc gãy xương mác cẳng chân sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong đi lại, vận động.

Gãy xương mác bao lâu tập đi được?

Thông thường gãy xương mác mà không can thiệp phẫu thuật tức là chỉ cố định xương bằng nẹp rồi bó bột lại thì quá trình lành xương từ 1-2 tháng trở lên. Tuy nhiên, để xương trở về cấu trúc ban đầu cần mất nhiều thời gian hơn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động sau gãy.

Gãy xương mác bao lâu tập đi được?

Gãy xương mác bao lâu tập đi được?

Khi bó bột, khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy, cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng sẽ mềm mại và tránh được tình trạng cứng khớp. Chính vì thế, chồng bạn nên vận động sau gãy xương mác, không nên nằm bất động quá lâu.

Chồng bạn có thể tập từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc bó bột. Lưu ý trong thời gian này, việc tập luyện chỉ là duy trì sức cơ, khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ. Tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập vận động 10 – 15 phút, 4 – 6 lần/ ngày.

Sử dụng nạng gỗ để tập đi

Để có thể đứng lên đi lại được chồng bạn cần khoảng thời gian 5-6 tuần. Lúc này, chồng bạn nên dùng nạng gỗ tập đi.

  • Thanh ngang đầu trên nạng không được tỳ vào nách mà để tựa bên lồng ngực.
  • Dáng đi thẳng, mắt nhìn thẳng ra phía trước, không cúi nhìn xuống chân.
  • Hai vai phải ngang bằng không được lệch cao thấp.
  • Đưa 2 nạng ra trước 10 – 30cm, lấy thăng bằng trên đôi tay cầm, rồi bước chân lành ra trước, tiếp tục bước khác.
Người bệnh cần đi lại tập luyện nhẹ nhàng sau gãy, không nên nằm một chỗ quá lâu

Người bệnh cần đi lại tập luyện nhẹ nhàng sau gãy, không nên nằm một chỗ quá lâu

  • Giai đoạn tiếp theo, dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững. Bạn phải tập cho quen chống gậy bên chân lành và khi bước chân lành ra trước thì sức nặng trên chân đau và gậy chống sẽ cùng chịu một lúc.
  • Không nên dùng nạng kẹp nách vì như thế dáng đi sau này trông sẽ tàn phế.

Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì chồng bạn có thể bỏ gậy và tập đi như bình thường.

Lưu ý sau khi xương mác bị gãy

Để giảm đau sau gãy xương mác, chồng bạn có thể dùng túi chườm nước nóng chườm lên chỗ đau để luyện tập. Bên cạnh đó, chồng bạn cần tập động tác lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên hàng ngày khi xương gần lành. Ngoài ra, cần tập đứng chịu lực một chân trên chân gãy cho vững. Tập lại dáng đi bình thường chịu lực đều hai chân, sau đó tập chạy bộ từ chậm tới nhanh, chạy ít tăng dần lên nhiều, có thể nhạy cao…

Ngoài ra, chồng bạn nên xoa nắn thường xuyên vùng ổ gãy để giúp xương nhanh liền. Chú ý nên xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay, không nên dùng cao nóng hoặc thuốc xoa bóp vì có thể làm cứng khớp, vôi hóa khớp.

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng bệnh

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng bệnh

Việc luyện tập sau gãy xương mác có thể giúp cải thiện sớm chức năng vận động của khớp và tăng khả năng hồi phục nhanh chóng xương cẳng chân.

Bên cạnh đó, người bệnh cần theo dõi sức khỏe tại nhà và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Chú ý ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp hồi phục sớm sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital