Xương mác là xương nhỏ nên rất dễ bị gãy. Tuy nhiên gãy xương mác không quá nguy hiểm và có thể lành lại. Vậy gãy xương mác cẳng chân bao lâu thì lành?
Gãy xương mác cẳng chân bao lâu thì lành? Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân gây gãy xương mác, chủ yếu là va chạm mạnh do tai nạn giao thông, té ngã từ trên cao xuống hoặc thực hiện các động tác vặn xoay cơ mạnh quá. Tình trạng này hay gặp ở những vận động viên, những người luyện tập các môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết.
Gãy xương mác có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi với mức độ gãy và nguyên nhân gãy khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, đi lại.
Menu xem nhanh:
Gãy xương mác cẳng chân bau lâu thì lành?
Thời gian lành sau gãy xương mác bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại gãy, phương pháp điều trị, cơ địa của từng người, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi sau gãy…
Thông thường khi bị gãy xương mác, bệnh nhân sẽ được chỉ định bó bột ngay. Sau 7 – 10 ngày bó bột, tình trạng sưng nề trên xương đã giảm, bột được bó ở chân bị lỏng dần ra. Lúc này, bác sĩ có thể quấn thêm bột kín vòng tròn hoặc thay bột khác nếu bột quá lỏng.
Trong quá trình bó bột xương cẳng chân, người bệnh cần nghỉ ngơi và áp dụng các động tác co duỗi để xương không bị cứng. Các động tác nên áp dụng là tập đưa cao cẳng chân, khép, dạng chân. Sau khoảng 3 tuần bó bột, người bệnh nên tập đi nạng và chống chân dần để tránh rối loạn dinh dưỡng.
Xương mác là xương phụ, xương nhỏ dễ gãy nhưng cũng nhanh liền. Thông thường thời gian lành sau gãy khoảng X8 – 10 tuần bó bột. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, kết hợp với tái khám, kiểm tra theo đúng lịch hẹn để theo dõi quá trình liền xương.
Lưu ý sau gãy xương mác
Thời gian xương mác bị gãy lành lại nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ chấn thương, tuổi tác, cách chăm sóc, tập luyện,… Để nhanh phục hồi sau khi gãy xương, người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn sau:
Thường xuyên cử động khớp
Nếu khớp bất động quá lâu sẽ gây cứng do cơ co ngắn lại. Các bệnh lý có thể gặp phải khi ít cử động khớp là bao khớp bị co rúm, sụn bị mỏng, bao hoạt dịch tăng sản mỡ. Chính vì vậy, sau gãy xương mác, người bệnh nên cử động khớp thường xuyên để bơm dịch khớp ra – vào, giúp nuôi dưỡng khớp và hoạt động khớp mềm mại hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên tập co duỗi khớp từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột, mỗi lần tập 10 – 15 phút, và thực hiện đều đặn ngày 4 – 6 lần, với tốc độ 45 giây/ lần.
Tập đi lại
Khi xương chưa liền, người bệnh nên dùng nạng gỗ tập đi. Người bệnh cần giữ dáng đi thẳng, mắt nhìn về phía trước, không cúi nhìn xuống chân, hai vai giữ ngang bằng, không tỳ lên chân đau. Giai đoạn tiếp theo dùng gậy chống khi xương gần liền và khi không còn cảm giác đau ở chân bị thương thì bỏ nạng và tập đi bình thường.
Chườm nóng
Để hồi phục sau gãy xương mác, người bệnh có thể chườm nóng bằng cách sử dụng túi chườm, đặt lên vị trí đau. Lưu ý là không nên đặt tại vị trí có đinh, nẹp vít hoặc vòng thép kim loại vì có thể khiến chúng bị nóng lên, gây bỏng rát và hỏng vết băng bó.
Vận động hợp lý
Người bệnh gãy xương mác cần chú ý luyện tập, đặc biệt là khi lên xuống cầu thang, tập ngồi xuống đứng lên. Ngoài vận động, người bệnh nên thực hiện massage hoặc xoa nắn ổ gãy xương bằng tay để tránh làm xơ cứng khớp.
Chế độ ăn uống hợp lý
Người bệnh nên có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, hồi phục sớm sau gãy xương mác. Ngoài ra, người bệnh sau gãy xương mác nên tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ (nếu có).