Gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng không và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ

Bất cứ ai đang mang thai hoặc đã sinh nở chắc hẳn đều đã nghe về thuật ngữ gây tê ngoài màng cứng. Đây còn được gọi là phương pháp “đẻ không đau”, giúp thai phụ vượt cạn dễ dàng, nhẹ nhàng hơn, có những khoảnh khắc trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, phương pháp này thường được nhắc đến là có khả năng gây ra nhiều biến chứng. Trong đó, thắc mắc về việc gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng không vẫn luôn là vấn đề được nhiều thai phụ quan tâm.

1. Một vài thông tin về gây tê ngoài màng cứng trong Sản khoa

Gây tê ngoài màng cứng là một kỹ thuật y tế được sử dụng đối với hầu hết những ca sinh thường. Kỹ thuật này còn được gọi là gây tê vùng, làm tê liệt một phần của cơ thể hoặc giảm đau trong quá trình can thiệp bằng cách ức chế sự dẫn truyền của các dây thần kinh. Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện ở nhiều vị trí của cột sống, vì vậy được áp dụng một cách rất linh hoạt.

Màng cứng là một lớp ngoài cùng của tủy sống và não. Không gian ngoài màng cứng, hay còn gọi là không gian dịch tủy sống, chứa dịch tủy sống bảo vệ và bôi trơn hệ thống thần kinh trung ương. Khi chất gây tê được tiêm vào không gian này, nó làm giảm hoạt động của các dây thần kinh và các tín hiệu đau không được truyền đến não, dẫn đến tê liệt và giảm đau.

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng còn được gọi là gây tê vùng, làm tê liệt một phần của cơ thể hoặc giảm đau trong quá trình phẫu thuật

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng còn được gọi là gây tê vùng, làm tê liệt một phần của cơ thể hoặc giảm đau trong quá trình phẫu thuật

Đối với những trường hợp sinh thường, thai phụ lựa chọn gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ để cổ tử cung giãn ra khoảng 4 đến 5cm mới bắt đầu tiến hành gây tê. Các bước gây tê ngoài màng cứng được lần lượt thực hiện như sau:

– Bước 1: Thai phụ được hướng dẫn nằm nghiêng người, cuộn tròn hoặc ngồi tại mép giường.

– Bước 2: Kỹ thuật viên hoặc bác sĩ gây tê sẽ bắt đầu sát trùng vùng lưng.

– Bước 3: Bác sĩ gây tê từ từ tiêm thuốc tê tại vị trí đã xác định ở vùng lưng dưới của thai phụ.

– Bước 4: Luồn ống thông qua kim, rút kim để cố định ống thông.

– Bước 5: Một liều thuốc tê thử nghiệm được tiêm vào vị trí ngoài màng cứng đã xác định tại cột sống.

– Bước 6: Tiến hành tiêm đủ liều lượng thuốc tê cần thiết vào khoang ngoài màng cứng. Trong quá trình thực hiện gây tê, thai phụ vẫn được theo dõi liên tục với máy đo monitor kiểm tra các chỉ số sinh tồn. Sau khi thuốc tê được đưa vào, cảm giác tại vùng lưng chậu sẽ tạm thời mất đi. Ngoài ra, thai phụ vẫn cử động được nửa thân trên và tỉnh táo trong suốt quá trình chuyển dạ.

– Bước 7: Thuốc tê tiếp tục được truyền theo đúng liều lượng suốt quá trình sinh.

– Bước 8: Kết thúc quá trình sinh, bác sĩ thực hiện tháo bỏ ống truyền.

Gây tê ngoài màng cứng trước những ca sinh thường sẽ được tiến hành theo từng bước cùng với việc theo dõi sức khỏe thai phụ

Gây tê ngoài màng cứng trước những ca sinh thường sẽ được tiến hành theo từng bước cùng với việc theo dõi sức khỏe thai phụ

Mặc dù gây tê ngoài màng cứng mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực y học, nhưng như bất kỳ phương pháp y tế nào khác, nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ và biến chứng. Việc áp dụng gây tê ngoài màng cứng nên được tiến hành bởi những chuyên gia có kỹ năng và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2. Liệu gây tê ngoài màng cứng có khiến sản phụ đau lưng không?

2.1. Giải đáp thắc mắc liệu gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng không?

Gây tê ngoài màng cứng vẫn thường được thai phụ lựa chọn để cải thiện cơn đau trong quá trình chuyển dạ đẻ thường. Thực tế, nhiều sản phụ sau sinh vẫn bị đau lưng kể cả không sử dụng phương pháp “đẻ không đau”.

Tình trạng đau lưng sau sinh không đến từ việc gây tê ngoài màng cứng mà có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân sau: Cột sống bị biến dạng do áp lực khi mang thai, dây chằng tại vùng cột sống lưng không giữ được độ đàn hồi, tư thế sai lệch trong quá trình sinh hoạt,…

Gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng không? Câu trả lời là không

Gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng không? Câu trả lời là không

Nếu sản phụ xuất hiện triệu chứng đau lưng sau khi gây tê ngoài màng cứng, đó có thể chỉ là tác dụng còn sót lại của thuốc và nó sẽ hết trong vòng 48 giờ.

2.2. Tại sao nhiều người thắc mắc về việc gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng không?

Thực tế, rất nhiều sản phụ gặp tình trạng đau lưng sau khi sinh, đặc biệt là sau sinh thường. Tình trạng này thậm chí có thể kéo dài tới cả 1 năm. Vì vậy, nhiều người cho rằng việc gây tê ngoài màng cứng đã để lại biến chứng, khiến vùng lưng, thắt lưng của họ bị đau liên tục, kéo dài.

Gây tê ngoài màng cứng liên tục trong quá trình sinh là kỹ thuật ức chế cảm giác đau ở nửa thân dưới bằng việc đưa thuốc gây tê vào khoang ngoài màng cứng để ức chế sự dẫn truyền cảm giác đau từ tuỷ sống tới não bộ.

Việc gây tê ngoài màng cứng cũng có thể dẫn tới một vài tác dụng phụ, tuy nhiên không quá nghiêm trọng như: Ngứa, hạ huyết áp, run. Ngoài ra, việc sản phụ bị đau lưng tại vị trí tiếp xúc với kim thường chỉ xuất hiện trong 1-2 ngày đầu. Mũi kim có thể làm tổn thương dây chằng tại vị trí giữa hai đốt sống. Với những ca gây tê có bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm thực hiện, tình trạng đau lưng sau sinh hầu như không diễn ra và cũng không để lại tác dụng phụ ảnh hưởng tới trải nghiệm sinh nở của các mẹ.

Vị trí tác động của thuốc gây tê nằm ở vùng thắt lưng. Do đó, sản phụ bị đau lưng sau sinh thường nghĩ rằng nguyên nhân gây đau lưng là do kỹ thuật gây tê mà không biết từ rằng nguy cơ tiềm ẩn đã xuất hiện từ đầu.

3. Một số nguyên nhân khiến chị em bị đau lưng sau sinh

Sản phụ bị đau lưng sau sinh không đến từ việc gây tê ngoài màng cứng mà đến từ những nguyên nhân tồn tại trong thai kỳ, cụ thể như:

– Thiếu hụt canxi do chế độ bổ sung dinh dưỡng không phù hợp, lượng canxi cần để bổ sung cho thai phụ và thai nhi không đủ. Từ đó, sau sinh, sản phụ phải đối diện với nguy cơ loãng xương. Bên cạnh đó, trong quá trình cơ thể mẹ tạo sữa cho con bú, canxi trong cơ thể tiếp tục bị thất thoát, tạo điều kiện cho những cơn đau xương khớp, điển hình là đau lưng.

– Giãn dây chằng do thay đổi hormone: Nhiều loại hormone được sản sinh trong quá trình mang thai, từ đó khiến cho các dây chằng giãn nở để phù hợp với cơ thể của mẹ bầu. Những dây chằng này thường là dây chằng tại vùng xương chậu, cột sống. Sau sinh, các dây chằng này còn lỏng lẻo, chưa trở lại trạng thái ban đầu và ảnh hưởng tới vùng lưng, gây đau lưng.

– Do tư thế cho con bú: Nhiều mẹ bỉm sữa phải khổ sở trong quá trình cho con bú. Bởi vậy, tư thế trong quá trình cho bú sai lệch, ảnh hưởng tới cột sống và thắt lưng. Lâu dần, các dây chằng tại những vùng này bị chèn ép, gây đau lưng sau sinh.

– Không chịu khó vận động: Sau sinh thường khoảng 1 ngày, các mẹ đã có thể đứng dậy đi lại nhẹ nhàng. Sau 1 đến 2 tuần, việc vận động thường xuyên có thể giúp cho các mẹ trở nên linh hoạt hơn. Nếu không vận động thường xuyên, tuần hoàn máu kém, các cơ co cứng, dây chằng không được hỗ trợ, phục hồi khả năng đàn hồi, từ đó dẫn đến nhiều cơn đau mỏi, trong đó có đau lưng.

Sản phụ cần lưu ý một số nguyên nhân có thể gây đau lưng sau sinh thường

Sản phụ cần lưu ý một số nguyên nhân có thể gây đau lưng sau sinh thường

Vì vậy, với thắc mắc gây tê ngoài màng cứng liệu có làm đau lưng không, câu trả lời là không. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chị em vẫn nên lựa chọn những đơn vị có chuyên khoa Sản và đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để thực hiện kỹ thuật đẻ không đau, đồng thời có một trải nghiệm sinh nở trọn vẹn.

Chị em có thể lựa chọn dịch vụ Thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI để có một trải nghiệm sinh nở an toàn, hạnh phúc. Tại TCI, đội ngũ y bác sĩ Sản khoa đều đã có nhiều năm kinh nghiệm, thực hiện nhiều ca sinh khó. Trước mỗi ca sinh, chị em đều được theo dõi thai kỳ cẩn thận qua từng mốc tuần thai. Ngoài ra, thai phụ cũng được thăm khám với bác sĩ gây tê/ gây mê trước sinh để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện gây tê ngoài màng cứng.

Quá trình gây tê và sinh nở, thai phụ cũng được theo dõi sát sao với máy đo monitor để nắm được tình trạng các chỉ số sinh tồn, đảm bảo an toàn. Sau sinh, sản phụ sẽ được theo dõi và chăm sóc tại phòng lưu viện với những tiện ích đầy đủ, tiện nghi. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần lưu ý hay cần hỗ trợ, các bác sĩ cũng sẽ trực tiếp hướng dẫn, đưa ra lời khuyên cho mẹ trong thời gian này. Sau 3 tuần kể từ khi sinh, sản phụ sẽ được thực hiện tái khám, kiểm tra thêm để đảm bảo sức khỏe ổn định, cơ thể phục hồi tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital