Một trong những vấn đề phổ biến và đáng lo ngại mà nhiều gia đình phải đối mặt chính là tình trạng sâu răng sữa ở trẻ. Sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe toàn diện khác. Do đó, tình trạng răng sữa bị sâu cũng không thể coi thường và cần điều trị sớm.
Menu xem nhanh:
1. Thực trạng trẻ bị sâu răng sữa
1.1 Sâu răng sữa là gì?
Sâu răng sữa là tình trạng mà răng sữa của trẻ bị phá hủy. Đây là hậu quả của sự tác động từ axit do vi khuẩn gây ra trong quá trình tiêu hóa các loại thức ăn, đặc biệt là đường và tinh bột.
Trên thực tế, răng sữa dễ bị sâu hơn răng vĩnh viễn do men răng của chúng dày hơn, dẻo hơn và bề mặt răng cũng nhám hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và gây sâu răng.
1.2 Nguyên nhân khiến nhiều trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà số lượng trẻ có răng sữa bị sâu trên toàn thế giới đang ở mức đáng báo động. Trong đó cao nhất là Ấn Độ và Nam Phi với tỉ lệ trẻ bị sâu răng sữa lên tới 57%. Thực trạng này bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt, vệ sinh, … chưa phù hợp. Cụ thể:
1.2.1 Chế độ ăn thiếu lành mạnh
Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn và đồ uống chứa đường có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển và sản xuất axit gây sâu răng.
1.2.2 Bú bình nhiều
Việc trẻ bú bình nhiều có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Nguyên nhân bởi điều này sẽ làm giữ một lượng lớn đường trên bề mặt răng. Từ đó, chúng sẽ tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng cho vi khuẩn.
1.2.3 Chế độ chăm sóc răng miệng kém
Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến tích tụ mảng bám vi khuẩn và gây sâu răng. Thậm chí, nhiều trường hợp có thể khiến răng miệng bị tổn thương. Điều này có thể dẫn tới nhiều vấn đề nha khoa khác.
1.2.4 Môi trường pH trong miệng
Môi trường pH miệng không cân đối có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Đây cũng chính là yếu tố gây tình trạng sâu răng.
1.2.5 Yếu tố di truyền
Di truyền không phải yếu tố trực tiếp dẫn tới sâu răng. Nhưng thông thường, nếu trẻ có ông, bà, cha, mẹ có men răng yếu thì khả năng sẽ gặp tình trạng tương từ. Việc này sẽ khiến sâu răng dễ xảy ra hơn.
1.2.6 Không kiểm tra nha khoa định kỳ
Việc không đưa trẻ đến thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm tra và làm sạch răng cũng có thể dẫn đến sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Những ảnh hưởng từ việc sâu răng sữa
Răng sữa bị sâu không chỉ gây những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bệnh còn có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ.
– Cảm giác đau nhức, khó chịu: Răng sữa bị sâu gây ra cảm giác đau nhức và không thoải mái cho trẻ. Điều này có thể làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn và làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ.
– Việc ăn uống bị ảnh hưởng: Việc trẻ cảm thấy đau khi ăn có thể dẫn đến giảm khả năng ăn uống. Điều này sẽ dẫn đến rối loạn dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ.
– Mất ngủ: Đau răng có thể làm cho trẻ khó chịu và gây ra rối loạn giấc ngủ. Từ đó, sự ảnh hưởng sẽ tác động tới chất lượng giấc ngủ của cả trẻ và gia đình.
– Làm giảm sự tự tin: Sâu răng có thể làm cho răng bị đen, vỡ, thậm chí gãy rụng. Điều này sẽ gây ra sự tự ti khi cười hoặc nói chuyện
– Biến chứng nguy hiểm: Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể dẫn đến việc nhiễm trùng nhanh chóng lan sang các mô và cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó, những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra.
3. Răng sữa bị sâu có cần thực hiện điều trị không?
Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng răng sữa của trẻ trước sau gì cũng thay. Do đó, đa phần các trường hợp trẻ có răng sữa bị sâu đều trì hoãn điều trị. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng lại có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cả sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn diện của trẻ đều có thể bị ảnh hưởng. Cụ thể, dưới đây là lý do tại sao việc điều trị sâu răng sữa là cần thiết:
– Nguy cơ bị nhiễm trùng: Sâu răng kéo dài sẽ giúp cho vi khuẩn xâm nhập vào rễ răng. Từ đó gây ra viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.
– Sự phát triển của răng vĩnh viễn: Răng sữa giữ một vai trò quan trọng. Đó là tạo không gian cho răng vĩnh viễn sau này. Nếu một răng sữa bị mất quá sớm do sâu răng có thể gây ra các vấn đề sau này.
– Bảo vệ những răng còn lại: Điều trị sâu răng sẽ ngăn chặn sự phá hủy tiếp tục của men răng. Từ đó, chúng ta sẽ bảo vệ được răng sữa còn lại khỏi việc bị ảnh hưởng
– Phòng tránh những vấn đề về sau: Việc điều trị sâu răng sữa sớm cũng giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Đồng thời, chúng ta cũng giảm được nguy cơ phát triển các vấn đề răng miệng nghiêm trọng sau này.
4. Điều trị sâu răng sữa phù hợp
4.1 Răng sữa mới chớm sâu
Khi phát hiện sâu răng mới chớm, việc điều trị ngay lập tức là rất quan trọng. Lúc đó, chúng ta có thể ngăn chặn sự tiến triển của sâu.
Với những trường hợp chớm sâu, trẻ có thể được sử dụng thuốc điều trị theo chỉnh định của bác sĩ. Bên cạnh đó, tùy theo tình trạng, bác sĩ sẽ quyết định có cần nạo bỏ phần sâu răng, lỗ sâu có nhiều không.
4.2 Răng sữa sâu nặng
Khi trẻ bị sâu răng ở mức độ nặng, việc điều trị có thể đòi hỏi phức tạp hơn. Cụ thể, cha mẹ cần đưa trẻ tới những nha khoa uy tín để được tiến hành kiểm tra, loại bỏ phần răng sâu. Sau đó, bác sĩ sẽ hàn trám để khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ.
4.3 Răng sữa sâu nghiêm trọng
Khi trẻ nhỏ bị sâu răng ở mức độ nghiêm trọng, việc điều trị có thể đòi hỏi các phương pháp phức tạp, hiện đại hơn. Thậm chí, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng sâu. Điều này để tránh làm ảnh hưởng và lây lan bệnh sang các răng khác.
Qua đây, chúng ta có thể thấy khi bị sâu răng dù là răng nào cũng đều cần điều trị sớm. Việc điều trị sâu răng sữa là cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ. Đó cũng là đảm bảo phát triển toàn diện của hàm và răng vĩnh viễn sau này.