Đừng chủ quan khi bé sâu răng sữa

Tham vấn bác sĩ

Nhiều cha mẹ chủ quan khi trẻ bị sâu răng sữa, bởi cho rằng răng sữa chỉ là tạm thời, chúng sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, bé sâu răng sữa nếu không được xử lý kịp thời  không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai, mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 

1. Thực trạng trẻ bị sâu răng sữa

Điều trị bé sâu răng sữa

Tình trạng sâu răng sữa xảy ra ở nhiều trẻ em

Thực trạng sâu răng sữa không chỉ là vấn đề ở riêng Việt Nam mà là trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính thường là do thói quen ăn uống, tiêu thụ quá nhiều đường. Cùng với đó là trẻ không được chăm sóc răng miệng đúng cách.

Răng sữa của trẻ thường bị tổn thương nhanh chóng hơn so với răng vĩnh viễn. Ban đầu, tổn thương thường xuất hiện dưới dạng vết trắng trên bề mặt răng. Nếu không được chăm sóc kịp thời và hiệu quả, sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy. Trên răng sẽ hình thành những lỗ sâu gây ra đau và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

2. Những biểu hiện của trẻ bị sâu răng sữa

Khi trẻ bị sâu răng sữa, việc nhận biết các dấu hiệu sớm giúp xử lý vấn đề kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện chúng ta cần lưu ý nhận biết:

– Viền chân răng sữa có chấm đen và lốm đốm: Các vết chấm đen hoặc lốm đốm xuất hiện ở viền chân răng sữa. Đây có thể là dấu hiệu đầu của bệnh sâu răng. Chúng thường xuất hiện dưới dạng mảng bám, mờ hoặc chấm đen nhỏ.

– Miệng bé có mùi hôi và kéo dài: Mùi hôi từ miệng của bé kéo dài có thể là do sự phát triển của vi khuẩn trong vết sâu răng. Mùi hôi này thường không giảm đi sau khi rửa miệng hoặc đánh răng.

– Lỗ sâu màu đen xuất hiện: Nếu bạn thấy các lỗ sâu màu đen hoặc mảng bám trên bề mặt răng, đó có thể là dấu hiệu của sâu răng. Những lỗ sâu này thường là các điểm yếu trên men răng, gây ra bất thường trong cấu trúc và màu sắc của răng.

– Trẻ thấy đau răng sữa: Đau răng và sưng phù quanh vùng răng sâu là một biểu hiện rõ ràng khác của sâu răng sữa. Trẻ có thể cảm thấy đau khi ăn nhai hoặc khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc nóng.

3. Nguyên nhân bé bị sâu răng sữa

Sâu răng sữa ở trẻ em có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra sâu răng sữa:

3.1 Lây vi khuẩn từ mẹ

Vi khuẩn có thể lây từ miệng của người lớn, đặc biệt là từ mẹ, sang miệng của trẻ thông qua các hoạt động như hôn, sử dụng chung đồ ăn hoặc đồ chơi. Vi khuẩn này sau đó có thể tấn công men răng của trẻ và gây ra sâu răng.

3.2 Ăn nhiều đồ ngọt

Thói quen ăn đồ ngọt nhiều là một trong những nguyên nhân gây sâu răng sữa. Vi khuẩn trong miệng sẽ tận dụng đường để sản xuất ra axit. Chúng làm hỏng men răng và gây ra sâu.

3.3 Vệ sinh răng miệng cho trẻ không đúng cách

Không chải răng đúng cách hoặc không đủ thường xuyên cũng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng sữa. Việc không loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trên bề mặt răng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.

3.4 Men răng sữa yếu

Men răng sữa mỏng và yếu là một yếu tố khác làm tăng nguy cơ sâu răng sữa. Men răng mỏng không thể bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và axit một cách hiệu quả.

3.5 Vị trí răng mọc không đúng

Răng mọc lệch, chen chúc hoặc thưa có thể làm tăng nguy cơ sâu răng sữa. Các kẽ răng chật chội là nơi dễ bị mắc kẹt thức ăn và mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra sâu răng.

3.6 Bệnh lý về răng miệng

Một số trường hợp bé bị rối loạn về sức khỏe nướu, bất thường về cấu trúc răng, … gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng cũng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sâu răng sữa.

4. Những nguy hiểm có thể xảy ra khi bé sâu răng sữa

Biểu hiện bé sâu răng sữa

Sâu răng sữa không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Khi trẻ bị sâu răng sữa, việc không điều trị kịp thời có thể gây ra những nguy hiểm sau:

– Răng sữa bị rụng sớm: Sâu răng sữa khiến men răng bị phá hủy. Điều này dẫn đến răng sữa rụng sớm hơn so với thời điểm dự kiến. Việc này có thể làm cho răng trưởng thành mọc lệch, không đúng vị trí. Cấu trúc hàm răng của trẻ trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng.

– Chức năng ăn nhai và tiêu hóa bị ảnh hưởng: Bé sâu răng sữa sẽ gặp khó khăn trong việc nhai và nghiền thức ăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa, khiến bé chậm phát triển.

– Khả năng nói chuyện bị ảnh hưởng: Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm và giao tiếp của trẻ. Nếu răng sữa bị sâu, sẽ gây hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ, khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình học nói và phát âm chuẩn xác.

5. Cách điều trị cho trẻ bị sâu răng sữa

Chữa bé sâu răng sữa

Điều trị sâu răng sữa sẽ được thực hiện tùy vào tình trạng sâu cụ thể

Khi trẻ bị sâu răng sữa, cách điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sâu.

5.1 Bé sâu răng sữa mới chớm

Trong trường hợp sâu răng còn ở mức độ nhẹ, bé có thể sử dụng thuốc trị sâu răng dành cho trẻ em. Thuốc này sẽ được chấm vào chỗ bị sâu để sát khuẩn và giảm đau cho bé. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ, bác sĩ có thể quyết định có cần nạo bỏ phần sâu răng hay không.

5.2 Bé sâu răng sữa nặng

Trong trường hợp sâu răng đã phát triển nặng, trẻ cần được đưa đến nha khoa để tiến hành loại bỏ phần sâu răng và khắc phục vết sâu bằng cách hàn trám lỗ sâu. Quá trình này sẽ giúp khôi phục tính năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.

Bên cạnh những điều trên, chúng ta cần lưu ý việc điều trị sâu răng sữa cho trẻ cần được thực hiện những nha khoa uy tín. Điều này để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe và phát triển của bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital