Bé sâu răng sữa – Nguyên nhân và cách phòng ngừa sâu răng sữa ở bé

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Nguyên nhân chính khiến bé sâu răng sữa là do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt và sở thích ăn kẹo bánh thường xuyên gây nên. Sâu răng sữa khiến bé đau đớn, khó chịu dẫn đến việc bé bỏ ăn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

bé sâu răng sữa

Sâu răng sữa ở trẻ là bệnh lý phổ biến và đáng báo động trên toàn thế giới.

1. Sâu răng sữa là gì? Tại sao sâu răng sữa lại đáng báo động?

Răng sữa (răng bé, răng nguyên thủy,…) là những chiếc răng đầu tiên của bé. Tuy răng sữa chỉ là những chiếc răng tạm thời, nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học ăn nhai tại giai đoạn đầu đời. Không chỉ vậy, răng sữa còn có vai trò định hướng vị trí mọc cho các răng vĩnh viễn trong tương lai.
Sâu răng sữa cũng giống như các bệnh lý sâu răng khác. Sâu răng sữa được định nghĩa là một bệnh lý do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng gây khiến cho mô cứng của răng bị tổn thương.

Báo động về nguy cơ các bé sâu răng sữa

Sâu răng sữa hiện nay là một bệnh ngày càng phổ biến ở các bé. Các chuyên gia và bác sĩ cảnh báo nguy cơ đáng báo động của bệnh lý này vì số lượng bé mắc sâu răng tăng một cách chóng mặt.
Hiện nay, theo thống kê của các chuyên gia hàng đầu thế giới, tại Hoa Kỳ có đến 23% tỷ lệ trẻ em sâu nhiều răng, ở Anh là 28%, 51% là con số được ghi nhận tại Trung Quốc và 57% tỷ lệ trẻ được ghi nhận ở Ấn Độ. Ở Việt Nam, con số này lên đến 85% các trẻ từ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa và trung bình mỗi trẻ có trên 6 chiếc răng sữa bị sâu.
Theo tiến sĩ Duangthip Duangporn (Đại học Hồng Kông) nhận định, Những bé bị sâu răng sữa sớm mà không được điều trị đều có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và chỉ số IQ.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh lý sâu răng sữa ở các bé.

2.1. Lây truyền từ mẹ sang con:

Theo một số nghiên cứu khoa học, nếu trong quá trình mang thai người mẹ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… thì khả năng sinh non cao hơn gấp 2 lần. Đây là yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển toàn diện của bé, bao gồm cả tình trạng khiếm khuyết men răng, khiến các bé dễ mắc các bệnh lý về răng hơn và răng bé cũng có nguy cơ vỡ, nứt cao hơn.

2.2. Cấu tạo răng yếu, dễ mắc các bệnh lý hơn người lớn

Do răng sữa của bé có cấu tạo men và ngà răng mỏng hơn rất nhiều so với răng vĩnh viễn, vậy nên quá trình vi khuẩn bắt đầu tấn công và phá hủy răng ở bé diễn ra nhanh chóng hơn rất nhiều so với người lớn.

2.3. Thói quen, sở thích ăn đồ ngọt khiến bé sâu răng sữa:

bé sâu răng sữa

Thói quen ăn các loại thực phẩm nhiều đường chính là nguyên nhân khiến răng sữa của bé bị sâu

Các loại thực phẩm như bánh kẹo, nước có ga,.. chứa một lượng đường và tinh bột cao được các bé rất yêu thích. Tuy nhiên. các vụn thực phẩm này lại là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển và hình thành sâu răng ở bé. Vậy nên, cha mẹ cần lưu ý lượng thực phẩm và loại thực phẩm bé ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho các bé thật tốt.

2.4.Thói quen vệ sinh răng miệng:

Trẻ em là đối tượng hàng đầu của bệnh lý sâu răng do chưa có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Sâu răng sữa ở độ tuổi nhỏ là do bé chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh khoang miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Vậy nên, cha mẹ nên sát sao và hướng dẫn bé cách đánh răng đúng và tạo cho bé thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để răng miệng luôn chắc khỏe.

3. Bé sâu răng sữa sẽ ra sao nếu không được điều trị kịp thời?

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, răng sữa rồi sẽ rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Vậy nên, cha mẹ thường nghĩ bé sâu răng sữa là vấn đề không nghiêm trọng cần lưu tâm.

Tuy nhiên, khi răng sữa bị sâu không được điều trị kịp thời, bé sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này:

– Khi răng sữa bị sâu, quá trình rụng răng sữa sẽ xảy ra sớm hơn khiến răng trưởng thành mọc lên bị lệch và ảnh hưởng đến cấu trúc hàm tổng thể của bé.

– Sâu răng sữa ở các bé mà không được chữa trị sẽ gây ra các hiện tượng đau nhức khó chịu khi ăn uống. Điều này dẫn đến nguy cơ bé bỏ ăn, chán ăn và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như khiến bé chậm phát triển.

– Ngoài tác dụng hỗ trợ trong việc ăn uống, nhai nghiền thức ăn thì răng sữa cũng giúp bé có thể phát âm chuẩn hơn khi học nói. Việc sâu răng sữa sẽ cản trở sự phát triển ngôn ngữ của bé trong giai đoạn lớn lên.

4. Cách phòng ngừa và điều trị cho bé sâu răng sữa hiệu quả

– Khi mẹ mang thai nên sử dụng các thực phẩm có lợi cho men răng của cả mẹ và bé như hải sản (cua, ốc, cá, tôm,…), sữa, trứng,…
– Mẹ nên hạn chế căng thẳng, tâm lý bất ổn trong suốt quá trình mang thai để con được phát triển tốt.
– Hãy vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ những ngày đầu để vi khuẩn không còn cơ hội tấn công, gây hại cho răng miệng bé.
– Hạn chế cho bé sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột. Sau khi sử dụng cần vệ sinh răng miệng cho bé thật sạch để đảm bảo không còn vụn thức ăn mắc trong răng bé.
– Cho bé tắm nắng thường xuyên để xương hàm của bé được phát triển tốt, giúp cho răng có thể mọc chắc khỏe.
– Khi phát hiện những dấu hiệu của sâu răng, cha mẹ cần đưa bé đến ngay các trung tâm Nha khoa uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời.

bé sâu răng sữa

Nhiều ba mẹ lựa chọn Khoa Răng hàm mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để điều trị sâu răng sữa cho bé tại Thu Cúc TCI.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý sâu răng sữa ở các bé. Hy vọng bài viết có thể giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh phổ biến này và có các phương pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả, dứt điểm cho bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital