Đục thủy tinh thể bao sau hay đục thủy tinh thể dưới bao là tình trạng thường gặp sau vài tháng đến vài năm phẫu thuật đục thủy tinh thể. Tương tự đục thủy tinh thể, đục bao sau nếu không được kiểm soát tích cực, có thể khiến bệnh nhân mù lòa vĩnh viễn. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu chi tiết về cách nhận biết và điều trị bệnh lý nhãn khoa này, bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là đục thủy tinh thể bao sau?
Thủy tinh thể gồm nước và protein là chủ yếu. Các protein thuộc thủy tinh thể phân bố đồng đều sao cho ánh sáng có thể thuận lợi xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Khi các protein không phân bố đồng đều mà tập trung thành mảng, một hoặc một vài vùng mờ đục sẽ xuất hiện ở thủy tinh thể. Những vùng mờ đục này sẽ cản trở ánh sáng đến võng mạc. Và bệnh lý đục thủy tinh thể sẽ ra đời. Hiện tại, để điều trị đục thủy tinh thể, chỉ có một phương pháp duy nhất là phẫu thuật.
Khi phẫu thuật thủy tinh thế, chuyên gia nhãn khoa sẽ loại bỏ phần nhân và bao trước của thủy tinh thể nhưng giữ lại bao sau, để cố định thủy tinh thể nhân tạo. Sau phẫu thuật một thời gian, các yếu tố gây đục thủy tinh thể (lão hóa, bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp,…) có thể sẽ tiếp tục tấn công bao sau, làm nó bị đục. Khi này, bệnh nhân được xác định là mắc đục thủy tinh thể dưới bao.
2. Nhận biết đục thủy tinh thể bao sau bằng cách gì?
Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể từ 6 tháng đến 1 năm, nếu bị đục thủy tinh thể dưới bao, người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu sau: Khó nhìn, nhìn mờ trở lại (nặng dần theo thời gian, cản trở sinh hoạt hàng ngày); gia tăng chói, lóa; nhạy cảm với ánh sáng. Ở một số trường hợp, bệnh nhân nhìn mờ hơn cả trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể.
3. Đục thủy tinh thể dưới bao biến chứng như thế nào?
Tương tự đục thủy tinh thể, đục thủy tinh thể dưới bao nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực liên tục và mù lòa không thể cải thiện.
4. Điều trị đục thủy tinh thể bao sau ra sao?
4.1. Laser YAG – Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể bao sau
Đục thủy tinh thể dưới bao có thể được điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật Laser YAG. Chuyên gia nhãn khoa sẽ dùng laser YAG để cắt phần bao bị đục ngay tại trục quang học, trả lại môi trường trong suốt cho thủy tinh thể. Phẫu thuật bao gồm 3 bước:
– Bước 1: Tra thuốc giãn đồng tử, để chuyên gia nhãn khoa có thể quan sát rõ ràng toàn bộ bao sau.
– Bước 2: Dùng laser YAG bắn tan phần bao sau bị đục mà không chạm vào mắt.
– Bước 3: Kết thúc bước 2, chuyên gia nhãn khoa sẽ nhỏ thuốc ngăn ngừa viêm nhiễm cho mắt.
4.2. Biến chứng
– Bong võng mạc: Ruồi bay, chớp sáng
– Tăng nhãn áp: Đau nhức mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng,…
– Lệch thể thủy tinh nhân tạo: Nhức mắt, đỏ mắt, rung rinh mống mắt, chói mắt,…
Tuy nhiên, ít khi các di chứng này xảy ra và nếu có xuất hiện, chúng cũng sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn sau vài tuần.
Sau phẫu thuật Laser YAG, thị lực của bệnh nhân sẽ dần dần tăng trở lại. Tuy nhiên, đây là bệnh lý không thể điều trị dứt điểm triệt để. Do nguyên nhân gây bệnh là tuổi tác, hoặc các bệnh lý mạn tính đặc thù (đái tháo đường, huyết áp cao) nên sau một thời gian, bao sau vẫn có thể tái đục.
Phẫu thuật Laser YAG cực kỳ an toàn và cho kết quả tốt trên 99,9% bệnh nhân. Nhưng hiệu quả phẫu thuật sẽ giảm và nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật sẽ tăng theo sự tăng của số lần thực hiện laser. Chính vì vậy, bệnh nhân cần cố gắng hết sức để hạn chế khả năng bệnh lý nhãn khoa này tái phát.
4.3. Chăm sóc sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện 6 lưu ý sau:
– Yên tâm nghỉ ngơi 30 – 60 phút tại bệnh viện
– Đeo kính bảo hộ 24/24 giờ trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật
– Không vận động hoặc vận động nhẹ nhàng, tránh va đạp vùng đầu mặt
– Tái khám ngay lập tức nếu thấy mắt mờ, mắt đau,…
– Không sử dụng bất cứ một loại thuốc uống/tra/bôi nào nếu không được chuyên gia nhãn khoa hướng dẫn.
– Sau 7 ngày phải tái khám kiểm tra.
Ngoài ra, để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát đục bao sau, người bệnh cần tuân thủ càng nghiêm túc càng tốt một lối sống lành mạnh:
– Ăn uống khoa học: Ưu tiên sử dụng thực phẩm tốt cho mắt như thực phẩm giàu Omega 3, giàu đạm, giàu chất béo, rau xanh, như: Cá ngừ, cá hồi, cá thu, thịt đỏ, trứng, sữa, hoa quả, súp lơ, rau cải,…
– Uống thuốc bổ mắt: Người bệnh cần sử dụng đúng chỉ định của chuyên gia nhãn khoa. Đây có thể là viên uống chứa các thành phần: Chống lão hóa, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mắt.
– Sử dụng ít hoặc không sử dụng chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…).
– Đeo kính: Để bảo vệ mắt trước các tác nhân tiêu cực từ môi trường như: Tia UV, khói, bụi,…
– Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Để giảm tần suất mắt tiếp xúc với ánh sáng xanh từ những thiết bị này.
– Vệ sinh mắt thường xuyên
– Ngủ đủ giấc mỗi ngày: Tức ngủ đủ 8 tiếng và không thức sau 11h đêm, để mắt không phải làm việc quá sức.
– Tái khám: Bệnh nhân phải tái khám định kỳ theo hướng dẫn của chuyên gia nhãn khoa để có thể phát hiện sớm các vấn đề không mong muốn và kịp thời can thiệp trước khi chúng phát triển đến mức không thể vãn hồi.
Như vậy, đục bao sau là bệnh lý nhãn khoa thường khởi phát sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Bệnh có thể gây mù lòa nhưng cũng có thể được kiểm soát gọn gàng đơn giản bằng phẫu thuật Laser YAG. Tuy nhiên mức độ hiệu quả sẽ giảm dần theo số lần phẫu thuật. Chính vì vậy, người bệnh cần sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tái phát.