Đột quỵ khiến người bệnh tàn tật, liệt nửa người thậm chí tử vong. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, trong đó thức khuya là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cùng tìm hiểu đột quỵ vì thức khuya ở bài viết chi tiết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Đột quỵ
Đột quỵ có thể do cục máu đông gây tắc mạch não hoặc vỡ phình động mạch. Khiến lượng máu cung cấp đến nuôi não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Gây nên hiện tượng thiếu oxy não, gây chết tế bào não. Người bệnh cần được đưa đi cấp cứu trong 6 giờ đầu sẽ giảm thiểu nguy cơ tử vong cũng như tăng tỉ lệ hồi phục sau cơn đột quỵ. Người bệnh có nguy cơ liệt nửa người, tàn tật hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ dẫn đến cơn đột quỵ
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cơn đột quỵ, phải kể đến đó là:
2.1 Đột quỵ vì thức khuya thường gặp ở những người có bệnh lý nền
Người có bệnh lý nền về tim mạch: hở van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim… Người bị cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, Cholesterol máu cao, đa hồng cầu… dễ có nguy cơ tiến triển thành đột quỵ.
2.2 Tiền sử
Tiền sử bản thân hoặc gia đình đã từng bị đột quỵ, thiếu máu cục bộ thoáng qua… Gia đình có người bị bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, mỡ máu… có nguy cơ cao hơn.
2.3 Thiếu ngủ
Thức khuya, ngủ thiếu, ngủ sai giờ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đủ. Khi vận động đột ngột, lượng máu bơm mạnh đột ngột, dễ gây tai biến mạch máu não.
2.4 Sử dụng chất kích thích
Uống rượu bia, cà phê, thuốc lá, hít bóng N20, cần sa, ma túy đá… Hoặc những người hít phải thuốc lá thụ động trong thời gian dài.
2.5 Thừa cân béo phì
Béo phì kết hợp ăn uống không hợp lý, lười vận động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiểu đường, huyết áp, mỡ máu… Đồng thời tăng nguy cơ đột quỵ.
2.6 Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Ăn quá nhiều chất béo, mỡ động vật, đồ ăn nhanh, thức ăn có nhiều dầu mỡ, lười ăn rau… Rau xanh chính là thành phần giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm táo bón, tăng tính đàn hồi thành mạch.
2.7 Đột quỵ vì thức khuya còn gặp ở những người lười vận động
Vận động giúp đốt lượng mỡ dư thừa ở nội tạng, trong thành mạch, làm tăng tính đàn hồi thành mạch. Giúp giảm nguy cơ những bệnh tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường. Tuy nhiên, lười vận động thì khiến người bệnh tích tụ năng lượng dư thừa.
2.8 Tuổi tác
Những người trên 55 tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn những đối tượng khác.
2.9 Giới tính
Tỉ lệ đột quỵ ở nam giới cao hơn nữ giới
2.10 Lạm dụng thuốc
Một số thuốc tránh thai, thuốc điều chỉnh hormone, thay đổi nội tiết tố… làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, hình thành cơn đột quỵ.
2.11 Táo bón
Lười ăn rau, táo bón thường xuyên phải rặn, làm tăng áp lực lên thành mạch có thể gây vỡ mạch khi gặp cục máu đông.
3. Lý giải tại sao đột quỵ xảy ra vì thức khuya?
Thức khuya, ngủ ít thường xuyên do áp lực công việc, cày game, cày phim… khiến tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tăng lên. Nhiều người không thể ngủ liên tục đêm, người già do thiếu ngủ cũng tăng nguy cơ đột quỵ. Đêm là thời điểm cơ thể được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng cho một ngày làm việc năng suất. Khi thức đêm, toàn bộ cơ quan nội tạng phải tiếp tục làm việc. Gây nên hiện tượng quá tải ở các hệ cơ quan. Khi vận động mạnh, đột ngột lượng máu bơm mạnh dễ gây nên hiện tượng vỡ thành mạch do cục máu đông. dẫn đến đột quỵ.
Thức khuya khiến người bệnh gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, mỡ máu, béo phì, tiểu đường, ung thư… Tỷ lệ này tăng cao ở người trẻ, người cao tuổi.
4. Triệu chứng cảnh báo đột quỵ vì thức khuya
Triệu chứng cảnh báo cơn đột quỵ có thể nhận thấy dễ dàng:
– Méo miệng, đặc biệt rõ hơn khi nói hoặc cười.
– Đột ngột bị yếu liệt một bên chi hoặc nửa người, đứng không vững
– Buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi, đau đầu
– Nói năng không thành câu, ú ớ, nói chậm, khó nói
Đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt. Tiêm huyết khối trong 6 giờ đầu giúp giảm biến chứng và phục hồi tốt hơn cho bệnh nhân sau này.
5. Các tác hại phổ biến của thức khuya
Thức khuya để lại cho chúng ta những tác hại như thế nào đến sức khỏe:
5.1 Giảm thị lực
Khi mắt phải làm việc liên tục, kéo dài, căng thẳng. Đặc biệt, vào ban đêm lượng ánh sáng yếu khiến mắt mỏi, khô mắt, giảm điều tiết, giảm thị lực.
5.2 Giảm thính lực
Người bệnh sẽ có cảm giác ù tai, đau tai. Nguyên nhân là do máu không đủ để cung cấp cho tai, khi cơ thể phải hoạt động không ngừng nghỉ.
5.2 Suy giảm trí nhớ
Thức khuya để học bài đến ngày thi lại không nhớ gì. Nguyên nhân là do khi thức khuya, cơ thể không được nghỉ ngơi đủ, khiến các noron thần kinh đứt gãy, tăng gốc tự do, giảm liên kết não. Khiến cho việc lưu trữ thông tin bị gián đoạn, người bệnh sẽ nhớ nhớ quên quên.
5.3 Tăng nguy cơ bệnh lý
Thức khuya khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, làm việc liên tục khiến các cơ quan nội tạng bị quá tải. Dễ dẫn đến suy tim, hở van tim, bệnh lý mạch vành, tăng huyết áp, tụt huyết áp, hạ đường huyết, béo phì, tiểu đường, mỡ máu, trầm cảm, đột quỵ… Tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, hành tá tràng do acid tiết ra.
5.4 Béo phì, cơ thể trữ nước
Thức khuya khiến người bệnh stress, mệt mỏi, ăn đêm nhiều ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Người bệnh có dấu hiệu dữ nước hơn, suy giảm chức năng thận hơn.
5.5 Đào thải độc tố qua da
Gan thận phải làm việc mệt mỏi, không đào thải được hết độc tố. Lượng độc tố được đào thải qua da, gây nên mụn sẩn, sạm da, tàn nhan… Không những thế, thức đêm khiến cơ thể mất nước, làm da khô, xuất hiện nếp nhăn.
5.6 Đau đầu
Thiếu ngủ khiến máu lên não không hiệu quả, các cơ quan não bộ bị trì trệ, căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế sẽ gây nên hiện tượng ức chế, gây đau đầu. Bạn sẽ hết đau đầu khi được ngủ bù đủ.
6. Làm thế nào để hạn chế thức khuya phòng ngừa đột quỵ
Nhiều người thức khuya như một thói quen, vì buổi đêm yên lặng dễ làm việc hơn. Nhưng đừng chỉ vì làm việc đêm hiệu quả hơn mà làm tổn thương cơ quan nội tạng của cơ thể. Thay đổi một chút để hạn chế đột quỵ như:
6.1 Làm việc tập trung ban ngày, hạn chế làm đêm
Mỗi người đều chỉ có 24 giờ/ngày, tận dụng làm việc hiệu quả ban ngày. Tắt các thứ khiến bạn xao nhãng như thông báo điện thoại, mạng xã hội, phim ảnh… khi làm việc. Giúp bạn nâng cao hiệu suất công việc, tránh phải làm đêm.
6.2 Áp dụng phương pháp chia thời gian làm việc
Chia nhỏ khoảng thời gian làm việc ra thành những khoảng nhỏ 50 phút, nghỉ ngơi giữa giờ 10 phút. 50 phút tập trung làm việc không xao nhãng, 10 phút giải quyết những vấn đề xao nhãng, giúp hiệu quả công việc được nhanh hơn.
6.3 Hạn chế chất kích thích
Nếu cần thiết phải uống cà phê, hãy uống một lượng nhỏ vào buổi sáng. Hạn chế uống vào chiều tối hoặc tối, tránh ảnh hưởng giấc ngủ. Uống đủ nước để oxy lên não được tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn. Hạn chế những thứ gây mất ngủ buổi tối như đồ ngọt, nước có ga, cà phê, trà, trà sữa, đồ ăn khó tiêu, nước…
6.4 Ngủ trưa ngắn
Nếu thiếu ngủ, 20 phút ngủ trưa ngắn sẽ giúp bạn giải tỏa cơn mệt mỏi, thèm ngủ, duy trì sự tỉnh táo cho buổi chiều. Đừng ngủ quá nhiều buổi trưa, nếu không muốn mất ngủ vào buổi tối.
6.5 Rèn luyện thói quen ngủ cùng một khung giờ
Đi ngủ vào một khung giờ buổi tối, chẳng hạn lúc 22 – 23 giờ mỗi tối. Nếu công việc quá nhiều, cũng chỉ nên thức đến 12 giờ đêm. Đi ngủ trước 12 giờ đêm sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, cơ quan trong cơ thể được giải phóng độc tố. Thay vì thức đêm, hãy dậy sớm hơn để làm việc, giúp bạn có một ngày làm việc dài hơn, hiệu quả hơn.
6.6 Tránh ăn muộn
Nên hoàn thành bữa ăn trước khi đi ngủ 2 – 4 tiếng, để cơ thể tiêu hóa hết thức ăn, hạn chế tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
6.7 Tập thể dục buổi tối
Tập thể dục buổi tối giúp cơ thể được thư giãn, giúp người bệnh dễ ngủ hơn. Có thể lựa chọn Yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng, giúp giãn các bó cơ đang co cứng sau một ngày làm việc.
6.8 Tránh xa thiết bị điện tử
Trước khi đi ngủ, hãy tắt tivi, để điện thoại xa người, không dùng điện thoại trước khi đi ngủ. Quyết tâm tránh xa điện thoại để đi ngủ sớm.
Thức khuya là một thói quen xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hiệu suất công việc của bạn. Ngày sẽ không dài thêm nếu bạn thức khuya, hãy dậy sớm thay vì thức đêm. Hãy bảo vệ bản thân đúng cách, bỏ thói quen thức khuya từ hôm nay.