Đột quỵ là bị gì? Dấu hiệu và cách xử trí đột quỵ

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ CKI

Trịnh Thị Khanh

Bác sĩ Nội Khoa

Đột quỵ là một dạng bệnh lý cấp tính cực kỳ nguy hiểm, còn được biết đến với tên gọi tai biến mạch máu não. Bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những điều cần biết về đột quỵ: Đột quỵ là bị gì, dấu hiệu như thế nào và xử trí ra sao khi gặp người bị đột quỵ.

1. Những điều cần biết xoay quanh cơn đột quỵ

1.1. Giải thích bệnh: Đột quỵ là bị gì?

Đột quỵ là một hiện tượng cấp tính diễn ra khi đột ngột rối loạn tuần hoàn máu não dẫn đến tình trạng các tế bào não không nhận đủ oxy và các dưỡng chất cần thiết khác từ máu. Do vậy, các tế bào não sẽ chết đi, dẫn đến nhiều  hậu quả khôn lường hay thậm chí gây ra cái chết rất nhanh cho người mắc.

Đột quỵ không được sơ cấp cứu kịp thời sẽ cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh khó có thể phục hồi hoàn toàn sau khi may mắn sống sót qua cơn tai biến mạch máu não.

Đột quỵ là bị gì

Đột quỵ là tình trạng cấp tính nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào

1.2. Đột quỵ là bị gì – Cơ chế hình thành của các cơn đột quỵ

Cơ chế hình thành nên bệnh sẽ giải thích cho chúng ta đột quỵ là bị gì. Theo các chuyên gia, đột quỵ có thể chia thành hai nhóm chính như sau:

– Đột quỵ do thiếu máu lên não- đây là nhóm phổ biến hơn, với khoảng 85% bệnh nhân thuộc nhóm này. Thiếu máu não có thể do nhiều căn nguyên, trong đó có thể kể đến như huyết khối, các mảng xơ vữa trong lòng động mạch làm thuyên tắc mạch. Sự tuần hoàn máu lên não cũng vì thế mà bị ảnh hưởng, bị ngắt quãng dẫn đến đột quỵ.

– Đột quỵ do xuất huyết não – là nhóm ít phổ biến hơn với chỉ khoảng 15% ca bệnh thuộc nhóm này. Tình trạng này rất nguy hiểm khi mạch máu não bị vỡ, dẫn đến tình trạng máu chảy ồ ạt, đột quỵ sẽ đến nhanh.

2. Cần đặc biệt cẩn trọng với các yếu tố gây tăng nguy cơ đột quỵ

Có rất nhiều tác nhân có thể thúc đẩy nguy cơ xảy ra các cơn đột quỵ. Những yếu tố tiêu biểu có thể kể đến chủ yếu bắt nguồn từ các bệnh lý nền hoặc do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người bệnh:

– Các bệnh lý tim mạch như bị tình trạng hở van tim, rối loạn nhịp tim, chứng suy tim,..

– Tình trạng bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường lâu năm. Người có lượng mỡ máu cao, hoặc mắc chứng rối loạn mỡ máu,…

– Người thân của người có tiền sử bị đột quỵ, người từng bị thiếu máu não thoáng qua có thể có nguy cơ đột quỵ cao hơn bình thường

– Những người sử dụng chất kích thích quá độ, làm dụng rượu bia và hút thuốc lá. Một điều ít ai biết là khói thuốc có thể gây tác động đến hiện tượng mỡ tích tụ tại động mạch và tăng nguy cơ máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ.

– Những người thừa cân béo phì dễ bị đột quỵ và các bệnh lý khác hơn người gầy. Ngoài ra, người không vận động thường xuyên cũng rất dễ bị đột quỵ

– Đặc biệt đột quỵ xảy ra ở người có chế độ ăn không lành mạnh, chế độ ăn có quá nhiều Cholesterol,..

– Nhóm tuổi từ 55 trở lên có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người trẻ tuổi. Ngoài ra, nam giới sẽ có tỷ lệ đột quỵ cao hơn.

Hiểu được đột quỵ là bị gì, cần trang bị cho mình thêm những kiến thức về dấu hiệu nhận biết bệnh và cách xử trí khi gặp bệnh nhân đột quỵ.

3. Điểm danh các triệu chứng báo hiệu một cơn đột quỵ

Nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận FAST là nguyên tắc để nhận biết đột quỵ nhanh chóng và hiệu quả. FAST là viết tắt chữ cái đầu của các từ Face- Arm – Speech- Time, trong đó:

– Face nghĩa là mặt: Nhận biết đột quỵ qua mặt người bệnh. Nếu có triệu chứng tê liệt mặt hoặc méo mặt, cần cân nhắc đến trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ.

– Arm nghĩa là cánh tay: Khi nghi ngờ một người sắp bị đột quỵ, có thể yêu cầu họ giơ hai cánh tay cao lên đồng thời qua đầu. Nếu không thực hiện được thì rất có thể cơn đột quỵ sẽ ghé qua.

– Speech nghĩa là lời nói: Nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong khi nói, đột nhiên nói ngọng, nói không thành câu, kết hợp với các biểu hiện ở mặt và cánh tay, có thể chẩn đoán bệnh nhân sắp bị đột quỵ.

– Time nghĩa là thời gian: Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện sau các triệu chứng trên để cứu sống bệnh nhân.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác của đột quỵ có thể kể đến như nhức đầu nghiêm trọng không rõ lý do, chóng mặt hoa mắt, rối loạn trí nhớ, suy giảm thị lực, yếu cơ đột ngột,..

Khoảng thời gian đột quỵ diễn ra sẽ rất nhanh và nguy hiểm, chính vì vậy việc phát hiện sớm dấu hiệu là rất quan trọng để bảo vệ tính mạng bệnh nhân.

Nguyên tắc FAST trong phát hiện đột quỵ

Nguyên tắc FAST trong phát hiện đột quỵ

4. Xử trí khi gặp tình huống đột quỵ – những điều cần biết

Việc quan trọng đầu tiên cần làm khi gặp bệnh nhân đột quỵ là gọi cấp cứu 114 ngay. Sau đó, cần thực hiện các bước sơ cứu như sau:

Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo: Cần kiểm tra mạch đập của người bệnh. Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, nâng nhẹ và cố định đầu. Tháo bớt cúc áo, cà vạt, khăn quàng, mở cửa để bệnh nhân có thể hô hấp dễ dàng hơn. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống gì, lau đờm và cố gắng lấy bất kỳ dị vật gì trong miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị tê cứng/ liệt một bên, cần chuyển bệnh nhân nằm nghiêng về phần người không bị liệt. Có thể nói chuyện để trấn an bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân đã hôn mê: Cần sơ cứu các bước như trên, nếu bệnh nhân ngừng thở cần ngay lập tức hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân. Cần thổi vào miệng bệnh nhân và ép tim ngoài lồng ngực.

Ngoài ra, cần dùng khăn mềm hoặc bất cứ thứ gì có thể ngăn bệnh nhân cắn vào lưỡi.

Việc cấp cứu kịp thời rất quan trọng và quyết định tính mạng cũng như sự hồi phục sau đột quỵ của bệnh nhân.

Sơ cứu bệnh nhân kịp thời

Sơ cứu bệnh nhân kịp thời

5. Phòng ngừa đột quỵ xảy ra: Những điều cần ghi nhớ

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ ai, chính vì vậy tất cả mọi người cần chủ động phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Cần cải thiện các bệnh lý nền nói riêng và sức khỏe nói chung.

– Có cho mình một chế độ ăn lành mạnh, phù hợp, hạn chế các loại thịt đỏ, các thực phẩm chứa nhiều cholesterol,… –

– Bổ sung nhiều loại rau củ quả, các loại hạt tốt cho tim mạch,…

– Ngoài ra cần hạn chế sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích.

– Tăng cường tập thể dục, thể thao phù hợp giúp tuần hoàn ổn định hơn, giảm béo phì và các bệnh lý nền.

– Chủ động tầm soát đột quỵ, khám sức khỏe định kỳ.

Trên đây là thông tin giải đáp câu hỏi “Đột quỵ là bị gì” cùng những điều cần biết về dấu hiệu và cách xử trí khi đột quỵ ghé thăm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital