Đôi điều về bệnh lý tăng nhãn áp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Bệnh lý tăng nhãn áp là một loại bệnh hay gặp hiện nay. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng tới thị giác của đôi mắt.

1. Những thông tin cần biết về bệnh lý tăng áp lực nội nhãn mắt

1.1. Bệnh tăng nhãn áp (tăng áp lực nội nhãn) nghĩa là gì?

Bệnh lý tăng áp lực nội nhãn có nguyên nhân xuất phát từ việc phần thủy dịch trong mắt không thể thoát được ra ngoài hoặc quá trình sản xuất bị quá tải. Việc sản xuất quá nhiều thủy dịch sẽ gây hỏng các dây thần kinh thị giác. Nếu bệnh lý tăng áp lực nội nhãn không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mù lòa vĩnh viễn.

Những người mắc bệnh tăng áp lực nội nhãn thường không xuất hiện các triệu chứng sớm. Do vậy, để có thể phát hiện được bệnh thì bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám bác sĩ trước khi có khả năng mất thị lực lâu dài.

tăng nhãn áp là gì

Bệnh lý tăng áp lực nội nhãn có nguyên nhân xuất phát từ việc phần thủy dịch trong mắt không thể thoát được ra ngoài

1.2. Một số triệu chứng điển hình khi bị tăng nhãn áp?

Như đã nói ở trên, bệnh lý tăng áp lực nội nhãn thường rất khó phát hiện bởi chúng không có biểu hiện gì quá rõ ràng. Theo đó, tùy vào từng tình trạng bệnh lý mà mỗi bệnh lý đều sẽ có biểu hiện, triệu chứng khác nhau hoàn toàn. Chúng ta cũng cần phân biệt rõ từng loại bệnh để từ đó có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

1.2.1. Bệnh lý tăng áp lực nội nhãn góc mở

Tình trạng tăng áp lực nội nhãn góc mở là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh lý này. Khi bạn bị mắc bệnh ở dạng này, các triệu chứng sẽ âm thầm lặng lẽ, không biểu hiện ra bên ngoài rõ rệt cho đến khi mắt bị suy giảm thị lực đáng kể.

Một số dấu hiệu khi bị tăng áp lực nội nhãn góc mở đó là bệnh nhân sẽ thấy có xuất hiện các dạng điểm mù loang lổ ở phần thị giác bên hoặc ở trung tâm thường xuyên ở cả 2 bên mắt. Khi bệnh lý tiến triển nặng thêm, bệnh nhân sẽ có thể xuất hiện tình trạng tầm nhìn đường hầm (là 1 dạng bệnh chỉ nhìn thấy ở phần trung tâm, tương tự như hình ảnh khi đi qua đường hầm tối).

1.2.2. Bệnh lý tăng áp lực nhãn áp góc đóng

Bệnh tăng áp lực nội nhãn góc đóng xuất hiện ít hơn so với dạng tăng áp lực nội nhãn góc mở. Bệnh lý này thường biểu hiện ở dạng cấp tính, với một số triệu chứng điển hình đó là:

– Phần mắt bị đỏ, sưng.

– Bệnh nhân thấy đau đầu dữ dội, đặc biệt là ở bên đầu nơi có mắt bị ảnh hưởng bởi bệnh.

– Bệnh nhân thấy tầm nhìn có xuất hiện dạng sương mù che phủ, các quầng sáng như cầu vồng cũng thường xuyên gặp.

– Thị lực bệnh nhân suy giảm, tầm nhìn mờ hơn bình thường.

– Đôi khi bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, ói mửa, chóng mặt.

Trong trường hợp bị bệnh lý tăng áp lực nội nhãn góc đóng, bệnh nhân cần được chăm sóc và điều trị càng sớm càng tốt trước khi mắt bị mất thị lực hoàn toàn. Theo thống kê, có khoảng 15% số bệnh nhân bị tăng áp lực nội nhãn góc đóng bị mù ít nhất 1 bên mắt trong khoảng 20 năm qua.

1.3. Các triệu chứng thường gặp khi bị tăng áp lực nhãn áp ở trẻ sơ sinh

tăng nhãn áp điều trị

Bệnh tăng áp lực nội nhãn góc đóng xuất hiện ít hơn so với dạng tăng áp lực nội nhãn góc mở

Đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng có thể bị bệnh lý tăng áp lực nội nhãn, đặc biệt xuất hiện ở những năm tháng đầu đời của trẻ. Một số biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị tăng áp lực nội nhãn đó là:

– Phần mắt bị nhạy cảm với ánh sáng.

– Xuất hiện tình trạng co thắt ở vùng mí mắt.

– Trẻ bị chảy nước mắt liên tục.

– Phần tròng đen của mắt bị tăng kích thước so với bình thường.

– Trẻ thường xuyên dụi mắt, nheo mắt, hoặc nhắm mắt liên tục.

1.4. Những biểu hiện khi bị tăng nhãn áp dạng thứ phát

Việc bạn bị tăng áp lực nội nhãn thứ phát sẽ xuất hiện khi bạn gặp phải các bệnh lý nền có khả năng tác động, làm ảnh hưởng tới phần nội nhãn trong mắt. Một số nguyên nhân thứ phát thường gặp đó là: viêm nhiễm bên trong mắt, viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, gặp chấn thương ở vùng mắt,…

2. Mắc bệnh lý tăng nhãn áp khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Trong trường hợp bạn gặp phải một số triệu chứng như sau thì bạn phải chủ động đi thăm khám bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả:

– Phần mắt bị sưng, đỏ, đau hoặc xuất hiện các cơn đau đầu đột ngột: không nên xem thường bởi đây có thể là triệu chứng của bệnh tăng áp lực nội nhãn góc hẹp dạng cấp tính, hoặc là biểu hiện của việc viêm nhiễm trùng mắt, mắt gặp các vấn đề nghiêm trọng khác.

– Bạn gặp tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi hoặc khó thở sau khi sử dụng các loại thuốc giúp điều trị bệnh tăng áp lực nội nhãn: lúc này, thuốc có thể không phù hợp với bạn, hoặc làm tổn thương, làm nặng thêm bệnh lý của tim, phổi.

Sau khi đi thăm khám bác sĩ, bạn cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về các triệu chứng đang gặp phải, cũng như các loại thuốc đã và đang sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc giúp điều trị bệnh xoang, dạ dày hoặc rối loạn đường ruột,…

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý tăng nhãn áp

tăng nhãn áp nguy hiểm

Một số các bước xét nghiệm khác bác sĩ có thể chỉ định

Để phát hiện bạn có mắc bệnh lý tăng nhãn áp hay không, bác sĩ sẽ cần chỉ định bạn thực hiện một số bước xét nghiệm cần thiết như sau:

– Bác sĩ thực hiện đo áp lực mắt của bạn bằng các dụng cụ y tế chuyên dụng. Bước khám này có thể kết hợp với việc nhỏ thuốc tê cho mắt.

– Mở rộng phần đồng tử, quan sát dây thần kinh thị giác để tìm các tổn thương cũng là một bước thực hiện có thể xuất hiện trong buổi khám mắt của bạn.

– Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị bệnh lý tăng áp lực nội nhãn, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện bài kiểm tra về trường thị lực. Bài kiểm tra này sẽ quan sát được những thay đổi trong tầm nhìn ngoại vi của mắt. Thông qua những hình ảnh khi chụp cắt lớp võng mạc của dây thần kinh thị giác, các biểu hiện nghi ngờ bệnh sẽ xuất hiện.

– Một số các bước xét nghiệm khác bác sĩ có thể chỉ định đó là: nội soi kiểm tra phần góc giữa mống mắt, giác mạc, kiểm tra độ dày giác mạc, soi phần đáy mắt, đo thị lực,…

– Đối với đối tượng trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách gây tê/gây mê cho trẻ để làm xét nghiệm.

Ngoài ra, tùy vào mỗi tình trạng bệnh và đối tượng khác nhau, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị và chỉ định riêng. Bạn cần tuân thủ theo các chỉ định này của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được điều trị, tránh gây ra biến chứng nặng, nguy hiểm.

Liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm các thông tin quan trọng về bệnh lý tăng nhãn áp, hoặc đặt lịch thăm khám với các bác sĩ nhãn khoa đầu ngành nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital