Đã từ lâu, viêm thanh quản cấp tính đã không còn xa lạ với chúng ta. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguy hiểm hơn với trẻ nhỏ. Vậy điều trị viêm thanh quản cấp như thế nào là an toàn và dứt điểm?
Menu xem nhanh:
1. Viêm thanh quản cấp (VTQC) ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Tình trạng niêm mạc thanh quản bị viêm nhiễm dưới 3 tuần hay chính là viêm cấp tính. Nguyên nhân chủ yếu là do virus xâm nhập vào cơ thể như Influenza, APC, Myxovirus,…. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng phức tạp.
1.1. Đối với trẻ em
Khi còn nhỏ tuổi, hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện. Vì vậy, khi bị virus tấn công, thanh quản viêm nhiễm có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi hít thở, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Một số bệnh viêm thanh quản phổ biến như sau:
– VTQ hạ thanh môn
– VTQ giả bạch hầu
– Viêm thanh nhiệt
– VTQ bạch hầu
1.2. Đối với người lớn
Khác với trẻ nhỏ, VTQC ở người lớn không quá nguy hiểm, có thể phục hồi tốt nếu được điều trị đúng cách. Nếu VTQ do cúm đơn thuần hoặc cúm kết hợp với vi khuẩn khác sẽ gây các thể bệnh như:
– Thể xuất tiết
– Thể phù nề
– Thể loét
– Thể viêm tấy
– Thể hoại tử
– Triệu chứng toàn thân nghiêm trọng, sốt cao, mạch yếu nhanh, thở nông, huyết áp thấp,… Tiên lượng của bệnh nhân rất xấu, có thể tử vong do phế quản viêm trụy tim mạch.
Từ những hệ quả trên, các bác sĩ luôn khuyên chúng ta nên chủ động kiểm tra sớm để có phương án điều trị kịp thời trước khi bệnh viêm thanh quản trở nặng.
2. Điều trị viêm thanh quản cấp như thế nào là đúng?
Tùy theo giai đoạn thanh quản viêm mà bệnh nhân sẽ được điều trị theo phương pháp phù hợp. Tuy nhiên nó phải dựa trên nguyên tắc và pháp đồ quy chuẩn được Bộ Y tế đồng ý.
2.1. Nguyên tắc điều trị viêm thanh quản cấp
Nguyên tắc chữa VTQC sẽ theo tình trạng của bệnh nhân. Với VTQ không khó thở, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiêng nói, tránh tiếp xúc không khí lạnh. Trong điều trị nội khoa, đơn thuốc được kê dể giảm triệu chứng bệnh gồm kháng sinh, thuốc giảm viêm, thuốc kháng Histamin H1, thuốc tiêu đờm, giảm ho,… Kèm theo đó, bệnh nhân điều trị tại chỗ bằng thuốc nhóm Corticoid, men tiêu viêm,… Trong sinh hoạt, họ cần chú ý nâng cao sức đề kháng, bổ sung đủ các chất dinh dưỡng và điện giải.
Người bệnh VTQ có biểu hiện khó thở sẽ điều trị theo mức độ nghiêm trọng. Điều trị nội khoa với khó thở thanh quản độ I. Mở khí quản cấp cứu với khó thở thanh quản độ II. Mở khí quản cấp cứu kết hợp hồi sức tích cực với khó thở thanh quản độ III.
2.2. Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp của Bộ Y tế
Cụ thể hơn trong phác đồ chữa VTQC, chuyên gia sẽ sử dụng những loại dược phẩm sau.
2.2.1. Kháng sinh
Trong điều trị nội khoa, sử dụng thuốc kháng sinh có vai trò nhất định. 02 nhóm thuốc được dùng là:
– Nhóm Beta lactam: Gồm Cephalexin; Amoxicilin; Các Cephalosporin thế hệ 1, 2 như: Cefadroxyl, Cefuroxime,…; Các thuốc kháng men Betalactamse như Acid Clavulanic hay Sulbactam…
– Nhóm Macrolide: Clarythromycin, Azithromycin, Roxithromycin,…
2.2.2. Kháng, tiêu viêm
Điển hình là thuốc chống viêm Steroid như Prednisolon, Methylprednisolon. Với thuốc chống viêm dạng men, bệnh nhân có thể sử dụng Alpha chymotrypsin, Lysozym…
2.2.3. Điều trị tại chỗ
Trước hết, bệnh nhân được bơm khí dung, thuốc thanh quản với các hỗn dịch kháng viêm Corticoid, kháng sinh, kháng viêm dạng men. Song song với đó, bác sĩ sẽ chỉ định súc họng bằng dung dịch có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm như BBM.
2.2.4. Hạ sốt, giảm cơn đau
Phương pháp truyền dịch, uống Paracetamol hoặc Aspirin sẽ được áp dụng.
2.2.5. Nâng đỡ cơ thể
Người bệnh cần bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin, dinh dưỡng, sinh tố… trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
3. Phòng ngừa thanh quản viêm cấp tính
Để phòng tránh VTQC cũng như phát hiện để điều trị kịp thời, không có cách nào khác ngoài việc mỗi người cần chủ động thay đổi khoa học ngay từ thói quen sinh hoạt, vận động, dinh dưỡng hàng ngày, cũng như theo dõi sức khỏe thường xuyên hơn. Một số lưu ý cụ thể hơn:
– Không hút thuốc lá hay tiếp xúc với khói thuốc lá dù trực tiếp hay gián tiếp nhằm giảm khô họng và những kích thích tới dây thanh
– Giảm thiểu rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, cafein tránh mất nước trong cơ thể
– Uống đủ nước lọc mỗi ngày để duy trì chất nhày trong họng
– Hạn chế đồ ăn cay, nóng để giảm kích thích dạ dày
– Trong chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, đặc biệt là vitamin A, C, E để ổn định chất nhày họng, ưu tiên rau củ quả, trái cây
– Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng thường xuyên, sạch sẽ
– Không làm nhiễm trùng đường hô hấp
– Rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm, bị nhiễm trùng đường hô hấp
– Giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh, nhất là ở trẻ nhỏ
– Không hét to, la lớn, sử dụng giọng nói quá sức
– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kỳ để phát hiện sớm các bất thường
– Khi có các biểu hiện viêm thanh quản, cần theo dõi sát sao, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và xử lý kịp thời
– Khi bị bệnh, không tự ý mua và dùng thuốc theo lời khuyên của những người không có chuyên môn
Kết lại, viêm thanh quản cấp sẽ được điều trị dễ dàng nếu chúng ta hiểu biết, phòng tránh và xử lý theo đúng cách. Từ đó, cuộc sống người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng lâu dài bởi căn bệnh dai dẳng này.