Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, là hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố gây loét và các yếu tố bảo vệ tại chỗ niêm mạc dạ dày. Bệnh không chỉ gây cảm giác đau đớn khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng như thế nào luôn là quan tâm hàng đầu của nhiều người bệnh…
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Theo đó, chế độ ăn uống; thuốc và các hóa chất; nhiễm trùng; nguyên nhân thần kinh là những yếu tố chủ yếu gây bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng.
Cụ thể:
-Do chế độ ăn, uống: Việc ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài, ăn uống vội vàng không nhai kỹ, ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, không điều độ… là những nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh lý cho dạ dày.
–Do thuốc & các hóa chất: Thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid…
-Do nhiễm trùng: Nhiễm Helicobacter Pylori (HP) là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.
-Do nguyên nhân thần kinh: Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.
–Do nguyên nhân nội tiết: Đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan…
Chuẩn đoán bệnh
– Đau bụng vùng thượng vị có tính chu kỳ.
– Nội soi ống mềm đường tiêu hóa trên hoặc chụp X- quang dạ dày hành tá tràng.
Tùy từng trường hợp cụ thể và các dấu hiệu kèm theo, bác sĩ sẽ chỉ định thăm khám và các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán các biến chứng. Các biến chứng có thể gặp là: Xuất huyết dạ dày hành tá tràng; thủng dạ dày – hành tá tràng; hẹp môn vị; rò vào các tạng xung quanh…
Điều trị viêm dạ dày hành tá tràng.
– Mục tiêu của điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng là làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng.
– Nguyên tắc điều trị là không dùng phối hợp các thuốc cùng cơ chế. Điều trị nội khoa là chủ yếu. Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc có biến chứng có chỉ định phẫu thuật.
– Thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần/đợt điều trị, có thể kéo dài tùy thuộc từng trường hợp cụ thể.
– Nên kiểm tra nội soi lại sau mỗi đợt điều trị để có đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
Ngoài việc dùng thuốc điều trị, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Bệnh nhân viêm loét hành tá tràng cần tránh ăn các thức ăn dễ gây kích thích niêm mạc như rượu, các chất gia vị nóng như ớt, hạt tiêu, các chất có nhiều chất chua, chát… Không hút thuốc lá, thuốc lào. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.
Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 để được giải đáp.