Rối loạn nhịp tim là một trong những bệnh tim mạch phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cần xác định đúng và kịp thời tình trạng bệnh để tiến hành điều trị rối loạn nhịp tim càng sớm càng tốt.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu đúng về rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim mất đi sự đồng nhất đặc trưng. Trong trạng thái bình thường, tim có một nhịp đều để thực hiện nhiệm vụ bơm máu, cung cấp oxy đến các phần khác của cơ thể.
Tuy nhiên khi tim bị rối loạn, nhịp tim có thể quá nhanh, quá chậm hoặc không đều, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu. Điều trị rối loạn nhịp tim cần thực hiện sớm để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.
2. Biến chứng do rối loạn nhịp tim
Những người bị nhịp tim rối loạn mức độ nhẹ thường chưa bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên với những trường hợp bệnh tiến triển nặng mà không được điều trị phù hợp có thể gây đe dọa tính mạng và dẫn đến một số hậu quả như sau:
2.1. Đột quỵ
Người bị rối loạn nhịp tim đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần người khỏe mạnh. Đó là do khi bạn bị rối loạn nhịp tim, máu không thể lưu thông hiệu quả đến các bộ phận trên cơ thể, làm tăng khả năng các cục máu đông hình thành. Những cục máu đông hình thành. Khi cục máu đông hình thành trong tâm nhĩ di chuyển đến não, làm tắc, hẹp các mạch máu và gây ra đột quỵ.
2.2. Giảm khả năng gắng sức, ảnh hưởng đến sinh hoạt
Để di chuyển, vận động và thực hiện các hoạt động thường ngày, cơ thể cần được cung cấp máu có oxy đầy đủ, liên tục. Nếu nhịp tim rối loạn, tim không thể bơm đủ máu đến các bộ phận khác và khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi.
2.3. Suy tim
Tim bơm máu đến các bộ phận khác trong cơ thể để duy trì hoạt động sống. Tuy nhiên nếu không may bạn bị rối loạn nhịp tim, tim không thể bơm máu đến những nơi cần thiết hiệu quả. Do đó, tim phải làm việc nhiều hơn và dần trở nên suy yếu. Tình trạng này cản trở tim hoạt động bình thường và lâu dần có thể gây suy tim.
2.4. Đột tử
Một số rối loạn nhịp diễn ra tiềm ẩn, không có triệu chứng nổi bật hoặc triệu chứng thoáng qua không rõ ràng. Tuy nhiên, khi người bệnh có cơn loạn nhịp tái phát trở nặng thì nguy cơ dẫn đến đột tử rất cao. Một trong những nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ là do rối loạn nhịp nặng.
3. Tìm hiểu phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim
Có thể thấy biến chứng nhịp tim rối loạn gây ra rất nguy hiểm. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện nay, phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim cần dựa trên tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh. Một số phương pháp điều trị chứng nhịp tim rối loạn bao gồm:
3.1. Điều trị rối loạn nhịp tim bằng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc với mục đích:
– Kiểm soát nhịp tim không đều
– Cải thiện triệu chứng khó thở, tức ngực
– Ngăn chặn biến chứng xảy ra
Lưu ý, người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn kê của bác sĩ chuyên khoa; không tự ý tăng giảm liều lượng hay mua thuốc theo đơn của người khác. Bên cạnh đó, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, cần báo với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.
3.2. Điện xung ngoài da, trong tim
Đây là phương pháp sử dụng điện xung nhẹ để hỗ trợ đưa nhịp tim trở lại bình thường. Quá trình này được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ có kinh nghiệm và tại các cơ sở y tế uy tín.
3.3. Điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp phẫu thuật
Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng và không thể điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật tim. Mục đích để sửa chữa các vấn đề về cấu trúc tim hoặc hệ thống dẫn truyền.
3.4. Thay thế van tim
Với những trường hợp rối loạn nhịp tim có nguyên nhân liên quan đến bệnh lý van tim, việc thay thế van tim có thể được áp dụng.
4. Một số điều nên làm để cải thiện chứng nhịp tim rối loạn
4.1. Người bệnh nên uống đủ nước
Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, người bệnh sẽ mệt mỏi, tim đập nhanh và huyết áp tăng cao. Nguyên nhân là vì khi không được cung cấp đủ nước, lượng máu trong cơ thể suy giảm. Chất điện giải trong máu cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng nhịp tim rối loạn, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc có thể uống nước ép trái cây, trà thảo mộc, …
4.2. Bổ sung điện giải
Những chất điện giải có nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động co bóp của tim, gồm:
– Kalo
– Canxi
– Natri
– Magie
Khi nồng độ các chất điện giải rối loạn cũng khiến nhịp tim đập bất thường. Người bệnh nên bổ sung các chất này thông qua việc ăn trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa.
4.3. Làm mát cơ thể khi nóng bức
Nhiệt độ cao, thời tiết nóng bức, da khô và đổ nhiều mô hôi khiến cơ thể dễ mất nước. Khi cơ thể thiếu nước sẽ làm nhịp tim đập nhanh hơn bình thường. Do đó, người bị rối loạn nhịp tim cần chú ý làm mát cơ thể.
Không nên ra ngoài nắng quá lâu đặc biệt trong khung giờ cao điểm từ 12-15h. Bên cạnh đó khi thấy tim đập nhanh kèm cảm giác đau tức ngực cần tìm nơi mát mẻ để nghỉ, uống nước. Bên cạnh đó, người bệnh nên lựa chọn các loại hoa quả, rau xanh giúp làm mát cơ thể và đừng quên uống đủ nước.
4.4. Tập luyện, vận động phù hợp
Người bị rối loạn nhịp tim nên thường xuyên vận động để khí huyết lưu thông, hỗ trợ việc điều hòa nhịp tim. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập vừa sức như:
– Ngồi thiền
– Yoga
– Đi bộ
– Đạp xe
Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập. Người có nhịp tim đập nhanh chậm bất thường chỉ nên tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng. Tránh tập liên tục, tập quá nặng sẽ tạo áp lực cho tim, khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.